{nl} VietCatholic News
{nl} {nl}HÀ NỘI - Việc chính quyền Hà Nội tấn công giáo dân, đập phá cây Thánh{nl}giá trên Núi Thờ thuộc Giáo xứ Ðồng Chiêm, Tổng Giáo phận Hà Nội đêm{nl}6/1/2010 xảy ra hết sức bất ngờ đối với hầu hết giáo hữu, tu sĩ, linh{nl}mục, và hàng giáo phẩm Việt Nam. Bất ngờ không phải ở quy mô, thiệt hại{nl}về vật chất hoặc những giáo dân bị đánh tàn bạo. Nhưng, bất ngờ nhất là{nl}ở chỗ: Chính quyền đã chính thức đánh thẳng và triệt hạ biểu tượng linh{nl}thánh nhất của Công giáo.
Không còn là một sự kiện riêng lẻ hoặc tranh chấp về tài sản, đất đaiKể{nl}từ khi thành lập Nhà nước VN Dân chủ Cộng hòa đến nay, có lẽ đây là lần{nl}đầu tiên theo tôi được biết, chính quyền trực tiếp đập phá không thương{nl}tiếc cây Thánh giá của người Công giáo một cách ngang nhiên.
Việc này nói lên điều gì?
Khác{nl}với những lần tranh chấp, đòi lại đất đai, tài sản trước đây của tất cả{nl}các giáo xứ, giáo họ trên khắp đất nước này, sự chú ý của giáo dân và{nl}truyền thông quốc tế không nóng lên từng giờ như sự kiện này. Trong khi{nl}những tài sản khác của Giáo hội đã bị mất vào tay nhà nước Cộng sản{nl}Việt Nam không chỉ là cây Thánh giá chỉ đáng mấy triệu đồng tiền Việt{nl}(khoảng mấy trăm đôla Mỹ) mà là cả hàng ngàn tỷ đồng hoặc những khối{nl}tài sản khổng lồ.
Ðơn giản chỉ vì đó là cây Thánh Giá, biểu tượng thiêng liêng nhất của người Kitô hữu từ xưa đến nay.
Chắc{nl}không cần phải nói thêm lời nào về ý nghĩa thiêng liêng của cây Thánh{nl}giá đối với người tín hữu, chỉ cần nhớ lại rằng, xưa kia, trong thời{nl}bách hại tàn khốc, bước qua Thánh Giá, các tín hữu không chỉ có thể bảo{nl}toàn mạng sống của mình, mà còn được thưởng nữa. Thế nhưng, hàng trăm{nl}ngàn người đã bỏ mình, chấp nhận cái chết đau đớn, nhục nhã với thế{nl}gian để được vinh quang trước Thiên Chúa chỉ vì không chấp nhận “quá{nl}khóa”. Chính vì vậy mà ngày nay, hàng trăm Thánh tử đạo Việt Nam đã{nl}được vinh danh oai hùng, lẫm liệt.
Cũng vì hiểu được ý nghĩa{nl}của cây Thánh Giá đối với tín hữu mà ngay từ những thời cộng sản sắt{nl}máu nhất trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, chưa bao giờ có hành động{nl}nhục mạ, đập phá cây Thánh Giá ngang nhiên như vừa thấy dù đã có hàng{nl}trăm, hàng ngàn cơ sở của Giáo hội đã bị chiếm cướp.
Hãy vào{nl}bệnh viện Saint Paul (Xanh Pôn) trên đường Nguyễn Thái Học, tài sản của{nl}Dòng Saint Paul, hoặc bệnh viên Ðống Ða, Hà Nội là tài sản của Dòng{nl}Chúa Cứu Thế ở Thái Hà, giữa bao nhiêu nhếch nhác, bẩn thỉu thì vẫn còn{nl}cây Thánh Giá đứng lặng lẽ nơi đó. Hoặc hãy đến Ðại học Ðà Lạt, nơi đó{nl}vốn là cơ sở của Công giáo, khi chính quyền CSVN chiếm giữ, cây Thánh{nl}giá đó họ không dám đập đi mà chỉ bọc lại thành một “ngôi sao màu đỏ”.{nl}(Có nhiều câu chuyện vẫn còn đang âm ỉ truyền lại đến hôm nay về những{nl}hậu quả cho những người đã định đập phá những cây Thánh Giá này)
Qua{nl}những hành động của nhà cầm quyền Việt Nam liên quan đến các vụ việc{nl}đối Giáo hội Công giáo thời gian qua, nhìn lại người ta thấy điều gì?
Từ{nl}vụ chiếm cướp Tòa Khâm sứ, đất đai tài sản của Giáo xứ Thái Hà đã được{nl}giải quyết bằng cảnh sát, dùi cui, chó nghiệp vụ và muôn vàn phương{nl}tiện khác nhau để nhanh chóng làm “vườn hoang” trong sự bất bình ngày{nl}càng tăng của tín hữu và bộc lộ sự thật trước nhân dân. Ðến vụ Loan Lý,{nl}Tam Tòa, Dòng Thánh Phaolo Vĩnh Long, 32 Bis Nguyễn Thị Diệu của Dòng{nl}Nữ tử Bác ái rồi Giáo Hoàng học viện… liên quan đến đất đai tài sản của{nl}từng giáo xứ, giáo phận, nhà cầm quyền đều dựa trên những luận cứ không{nl}có cơ sở pháp lý nào phù hợp cho việc chiếm cướp.
Nhưng dù{nl}sao, thì đó cũng là tài sản nhìn thấy, có giá trị vật chất to lớn, dễ{nl}bán, dễ chia hoặc khi không chiếm cướp được thì đánh con bài “bốc xôi{nl}làng đãi kẻ ăn xin”. Những việc đó có thể giải thích rằng đó là những{nl}tài sản vật chất quá lớn mà nếu trả lại đàng hoàng, hẳn sẽ kéo theo{nl}những hệ lụy mà những món nợ đó không dễ đàng dể trả.
Việc tiếp{nl}theo là xúc phạm và tháo dỡ tượng Ðức Mẹ ở Bàu Sen, xứ Chày thuộc Tỉnh{nl}Quảng Bình, thì sự việc đã có chiều hướng khác. Bởi vì đơn giản là với{nl}trùng điệp núi non vùng Phong Nha, Kẻ Bàng thì việc đặt một bức tượng{nl}Ðức mẹ trên mỏm đá cạnh nghĩa trang, trước mặt Nhà thờ Bàu Sen có nhiều{nl}lắm cũng chỉ tốn chưa đến 1m2 đất chỉ là hạt cát trên sa mạc, nhưng{nl}cảnh quan trở nên đẹp đẽ hơn nhiều. Vậy mà nhà cầm quyền đã chi hơn cả{nl}tỉ đồng để triệt hạ bằng được.
Tiến thêm một bước nữa, đến Thánh{nl}Giá trên đỉnh Núi Thờ của Giáo xứ Ðồng Chiêm xa xôi, đặt trên một mỏm{nl}núi lởm chởm đá tai mèo là nghĩa địa của các hài nhi là đât đai của{nl}Giáo xứ sử dụng hơn 100 năm nay. Nơi vùng chiêm trũng xa xôi này, hẳn{nl}chẳng ảnh hưởng đến bất cứ một ai ngoài việc đó là biểu tượng của Thiên{nl}Chúa bên cạnh các hài nhi xấu số được chở che và an ủi.
Nhưng,{nl}cả đội quân cả ngàn người, hàng mấy trăm cảnh sát với hơi cay, chất nổ,{nl}lựu đạn, mìn, chó và các loại phương tiện hết sức hùng hậu, khát máu và{nl}tốn kém để triệt hạ phá tan bằng được trong đêm. Không có bất cứ lý do{nl}nào có thể biện minh cho hành động này.
Dù không muốn hoặc không{nl}dám nghĩ đến, người ta cũng phải hiểu rằng chính quyền nhắm vào đánh{nl}phá cây Thánh Giá này chỉ vì nó là biểu tượng của Công giáo.
Thánh giá là dấu chỉ tuyệt vời, là một biểu tượng của Tình yêu thương{nl}Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại bằng cách đã hiến cả máu con một{nl}mình trên đó để cứu chuộc. Vì vậy, xúc phạm vào Thánh Giá, chính là sự{nl}phỉ nhổ vào Ðấng cứu chuộc thế gian. Bởi như Thánh Phaolo tông đồ đã{nl}khẳng định: “Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa,{nl}trong Ðức Kitô” ( x.Rm 8,35 ).
Như vậy, có thể nói rằng, những{nl}việc liên tiếp xảy ra đối với Giáo hội Công giáo thời gian qua, đó là{nl}một quá trình, một “đường hướng” không phải ngẫu nhiên.
Chưa{nl}có thời nào, chưa có thể chế nào mà việc xúc phạm biểu tượng thiêng{nl}liêng của một tôn giáo được thực hiện cách công khai bằng bạo lực như{nl}vậy. Chế độ Taliban ở Apganistan trước đây đã phạm một sai lầm chết{nl}người khi đập bỏ, bắn phá vào những tượng Phật cổ. Theo nhà trung gian{nl}đàm phán hoà bình của Liên Hợp Quốc ở Afghanistan, Francesc Sattar thì{nl}việc phá huỷ 2 bức tượng Phật cùng với hàng nghìn bức tượng khác trong{nl}các viện bảo tàng đã “cô lập Taliban khỏi cộng đồng quốc tế”.
Quả nhiên, chế độ Taliban đã bị cả thế giới lên án và cuối cùng đã sụp đổ nhanh chóng.
Khi tôn giáo bị xúc phạm nặng nềKhi{nl}một tín ngưỡng bị ngang nhiên xúc phạm và chà đạp chính biểu tượng{nl}thiêng liêng nhất, thì tự đáy lòng mọi tín hữu hiểu điều gì đã xảy ra.
Ðể{nl}nói đến những hậu quả của việc xúc phạm đến biểu tượng tôn giáo, hãy{nl}nhìn sang các nước khác để nhận thấy bài học từ họ. Chì vì một bức{nl}tranh biếm họa mà người Hồi giáo cho là xúc phạm đến đấng Mohamet đã{nl}đem đến “làn sóng biểu tình bạo lực liên quan tới tranh biếm họa đấng{nl}tiên tri Muhammad của người Hồi giáo là một cuộc khủng hoảng mang tính{nl}toàn cầu” (Thủ tướng Ðan Mạch 7/2/2006). Hàng loạt đại sứ bị triệu hồi,{nl}những cuộc biểu tình liên miên, những cuộc đốt phá các đại sứ ở các{nl}nước, nhiều vụ bạo động xảy ra liên tiếp đến nỗi sứ quán một số nước{nl}không dám ra khỏi nhà, sứ quan Ðan Mạch và Nauy đã bị phóng hỏa…
Những{nl}sự việc đó, báo chí VN đưa tin nhanh nhảu, lẽ nào nhà cầm quyền không{nl}đọc đến báo chí bao giờ để lấy cho mình một bài học?
Hay chỉ{nl}bởi nhà cầm quyền biết rằng người công giáo vốn hiền lành nhẫn nhục,{nl}như bầy cừu non nên muốn làm gì họ cũng chịu? Chắc chắn họ đã nhầm và{nl}đó là sự nhầm lẫn chết người.
Chính vì thế, không có gì là lạ khi sức nóng của{nl}vụ việc đang tăng từng giờ trong lòng mỗi giáo dân, tu sĩ, linh mục và{nl}hàng Giáo phẩm Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Bởi với{nl}người Công giáo, nếu không nhìn nhận, không nhận biết Thánh Giá là biểu{nl}tượng cao quý nhất của mình, thì đó chưa phải là một tín hữu chân chính.
Cơn giận của lòng dân và “Mầu nhiệm - Hiệp thông – Sứ vụ”Ðến{nl}lúc này, mọi con tim tín hữu, mọi niềm tin của người công giáo đã bị{nl}thử thách khắc nghiệt. Con sóng lòng tín hữu đã dâng cao nỗi uất nghẹn{nl}và căm hờn bởi những hành động vô đạo đức này và những phản ứng tức{nl}thời đã bật lên.
Không{nl}phải ngẫu nhiên, mà ngay lập tức, hàng Giám mục Giáo Tỉnh Hà Nội đã{nl}hiệp thông trọn vẹn với Ðức Tổng Giám mục Hà Nội trong sự kiện này,{nl}điều mà trước đây chưa bao giờ có một cách mạnh mẽ như vậy.
Cũng{nl}không phải ngẫu nhiên, mà các hãng thông tấn lớn trên thế giới chú ý{nl}đặc biệt sự kiện này và loan tải rộng rãi dù có bị ngăn trở, cấm cản.
Năm{nl}Thánh 2010 của Giáo hội Công giáo Việt Nam vừa mới khai mạc, ở đó Giáo{nl}hội Công giáo Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã xác định cho mình{nl}sứ mạng mới: “Mầu nhiệm - Hiệp thông - Sứ vụ”. Như vậy việc hiệp thông{nl}của tất cả mọi thành phần dân Chúa trong mọi sự kiện, mọi biến cố liên{nl}quan đế Giáo hội Công giáo là một sứ mạng đã được xác định rất rõ ràng.{nl}
Chính vì lẽ đó, không có gì khó hiểu khi sự hiệp thông nhanh{nl}chóng của mọi thành phần trong Giáo hội, nhất là Giáo tỉnh Hà Nội đối{nl}với biến cố hết sức đau đớn này.
Bởi chưng, nếu không có sự{nl}hiệp thông trong toàn Giáo hội Công giáo khi Thánh Giá đã bị xúc phạm{nl}đập phá ngang nhiên và trắng trợn, thì khi đó có nghĩa là đã có một sự{nl}“Mầu nhiệm” xảy ra. Ðó là sự “mầu nhiệm” về những “thành công” của{nl}chính quyền Cộng sản Việt Nam đối với Giáo hội Công giáo.
Hãy chờ xem những gì sẽ xảy ra với Giáo hội Việt Nam sau sự kiện này.
Là{nl}một tín hữu, chúng ta cầu xin cùng Thiên Chúa mở lượng từ bi, ghé mắt{nl}nhìn đến Giáo Hội Việt Nam và cộng đồng dân Chúa trong cơn hoạn nạn{nl}này. Chúng ta cũng cầu xin cho Giáo hội Việt Nam hoàn thành sứ mạng khó{nl}khăn mà Thiên Chúa đã trao phó.
Hà Nội, Ngày 8/1/2010{nl} {nl}
{nl} J.B Nguyễn Hữu Vinh{nl}
{nl}{nl}