Tin{nl}Saigon - Các chuyên gia về chim cho rằng tại Việt Nam có đến 12 loài{nl}chim chỉ được tìm thấy ở quốc gia này. Việt Nam là một nước dài và hẹp,{nl}có nhiều nơi để chim cư trú, có đồng bằng sông Cửu Long, những dải đất{nl}thấp dọc theo bờ biển, rồi lại có vùng đồi núi và cao nguyên. Ở phía{nl}Bắc thì có vườn quốc gia Hoàng Liên, ở đây có thể tìm thấy rất nhiều{nl}loài chim mà thường chỉ xuất hiện tại Trung Cộng hay dãy núi Himalaya.
Nhưng{nl}một thực tế là nhiều loài chim đặc hữu đang giảm về số lượng. Những{nl}loài chim này chỉ cư trú trên một phần nhỏ lãnh thổ Việt Nam mà đất{nl}nước Việt Nam thì rất nhỏ so với thế giới. Vì vậy, nếu tàn phá rừng,{nl}những loài chim này sẽ biến mất và sẽ bị tuyệt chủng. Ngay cả tại các{nl}vườn quốc gia cũng rất khó ngăn chặn những kẻ săn trộm và đốn gỗ lậu.{nl}Ðồng bằng sông Cửu Long thì đã để mất đi nhiều loài động vật, thực vật{nl}quý và cả rừng đước do khai thác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.{nl}Các chuyên gia hiện đang lo ngại về một thực tế đáng báo động là nguy{nl}cơ mất dần những loài chim đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.
12{nl}loại chim đặc hữu được nêu tên là gà so Trung bộ tìm thấy tại vườn quốc{nl}gia Bạch Mã. Gà lôi lam mào trắng tại Quảng Trị. Khướu ngực hung, Khướu{nl}đầu đen má xám tại cao nguyên Ðà Lạt. Khướu Ngọc Linh tại cao nguyên{nl}Kontum. Khướu Kon Ka Kinh hoặc khướu tai hung đặt tên theo vườn quốc{nl}gia Kon Ka Kinh là nơi tìm ra nó, ở cao nguyên Kontum. Khướu đuôi cụt{nl}và Khướu đuôi dài tại Sa Pa. Khướu hông đỏ, Lách tách đầu đốm và Mi{nl}Langbian còn gọi là mi núi Bà ở cao nguyên Ðà Lạt. Sẻ thông họng vàng{nl}cũng chỉ tìm thấy ở những vùng núi ở Ðà Lạt mà thôi.(SBTN)