Tin{nl}Hà Nội - Báo chí trong nước cho rằng nhiều yếu tố có thể đẩy lạm phát{nl}năm 2010 lên cao hơn mức dự báo. Thậm chí nếu các nguồn gây lạm phát{nl}không được quản lý và điều hành tốt, lạm phát năm tới có thể lên hai{nl}con số. Theo Viện phó Viện Khoa học Thị trường giá cả củ Việt Nam, các{nl}mục tiêu của năm 2010 như tốc độ tăng trưởng 6.5%, lạm phát khoảng 7%{nl}có thể đạt được thông qua các biện pháp không mang tính cấp bách, mà{nl}gắn với chiến lược phát triển Tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế bảo đảm{nl}tăng trưởng hiệu quả hơn. Dự báo nếu tính qui luật của diễn biến thị{nl}trường giá cả được duy trì trong năm 2010 kết hợp với những chính sách{nl}kinh tế và quản lý thị trường giá cả hợp lý thì CPI cả năm có thể ở mức{nl}1 con số.
Tuy nhiên, nếu các điều kiện này{nl}không bảo đảm thì CPI có thể lên tới 12 đến 15%. Trưởng phòng Phân tích{nl}dự báo giá cả thị trường cũng cho rằng chỉ số CPI của Việt Nam tháng 12{nl}năm tới so với năm 2009 sẽ ở mức 108 đến 109%. Như vậy những dự báo này{nl}cho thấy mục tiêu 7% đã đặt ra sẽ rất khó khăn để thực hiện, bởi vì{nl}tình thế của 2010 sẽ hoàn toàn khác năm 2009, khó có thể lấy những dữ{nl}liệu và chính sách hiện tại để tính toán hết cho năm 2010, nhất là khi{nl}kinh tế thế giới đã ra khỏi khủng hoảng, nhu cầu tăng lên. Lo ngại của{nl}các chuyên gia trong nước cũng chính là những điểm lưu ý đối với Việt{nl}Nam trong báo cáo mới đây của các tổ chức quốc tế là kinh tế có điều{nl}kiện hồi phục, thoát khỏi ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng{nl}lạm phát cao có thể trở lại.
Ngân hàng Phát{nl}triển Á châu dự báo, nếu Việt Nam không thông qua các biện pháp kích{nl}thích tài khóa bổ sung, nếu các chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn được{nl}duy trì thì tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ lên 6.5% vào năm 2010 và{nl}lạm phát là 8.5%. Còn Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng tăng trưởng kinh tế{nl}của Việt Nam trong năm 2010 ở mức 6% nhưng lạm phát có thể lên 2 con số{nl}do tăng trưởng tín dụng mạnh, đồng thời giá hàng hóa thế giới cao trở{nl}lại cũng sẽ tác động đến giá cả trong nước. Nhìn chung, giá một số mặt{nl}hàng tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2010. Bên cạnh đó,{nl}tình hình thiên tai dịch bệnh, điều chỉnh giá một số hàng hóa theo lộ{nl}trình hội nhập, các giải pháp kích cầu của nhà nước sẽ phát huy tác{nl}dụng ở mức độ sâu và rộng sẽ góp phần làm giá hàng hóa tăng lên.
Ngoài{nl}ra, nguy cơ lạm phát cao vào năm 2010 còn có thể xảy ra bởi một số nhân{nl}tố do bội chi ngân sách quá lớn. Năm 2009, bội chi ngân sách được công{nl}bố là 6.9% GDP, trong khi năm 2008 bội chi ngân sách chỉ ở mức trên 5%{nl}thì lạm phát đã lên tới 19.89%. Do vậy năm 2009, lạm phát chưa bùng{nl}phát là bởi kinh tế suy giảm người tiêu dùng đang lo tiết kiệm để phòng{nl}ngừa rủi ro nên cầu về tiêu dùng còn yếu. Tới năm 2010, kinh tế vượt{nl}khỏi suy thoái thì cầu về tiêu dùng sẽ tăng mạnh và gây áp lực lạm{nl}phát. Tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao trong 2009 sẽ là áp lực rất{nl}mạnh lên mặt bằng giá năm 2010, nhập siêu đang có chiều hướng tăng cao{nl}trở lại, trong khi xuất cảng có dấu hiệu giảm.(SBTN)
{nl}{nl}