Tin Hà Nội - Kể từ ngày 1 tháng giêng năm nay, Việt Nam chính thức{nl}giữ chức chủ tịch ASEAN trong vòng 1 năm. Theo các nhà quan sát, Việt{nl}Nam sẽ phải đối phó với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề thuyết{nl}phục được toàn khối Ðông Nam Á có được một lập trường chung trong hồ sơ{nl}tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng tại vùng Biển Ðông. Thách thức này{nl}đã được nêu bật trong cuộc hội thảo quốc tế về Biển Ðông tổ chức tại Hà{nl}Nội trong tháng 11 vừa qua. Nhân dịp đó, nhiều chuyên gia quốc tế đã{nl}cho rằng Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á cần phải đóng một vai trò{nl}quan trọng nhằm giải quyết các mối căng thẳng tại vùng Biển Ðông, như{nl}khối này đã từng làm vào nửa cuối thập niên 1990.
Theo{nl}giới chuyên gia, sau một thời gian lắng dịu, tranh chấp chủ quyền tại{nl}khu vực Biển Ðông đã nóng trở lại trong một hai năm gần đây do việc{nl}Trung Cộng công khai đòi hỏi chủ quyền trên khoảng 80% diện tích Biển{nl}Ðông, đồng thời không ngần ngại dùng võ lực để buộc các nước khác tôn{nl}trọng yêu sách của mình. Trong năm 2009, tình hình căng thẳng trở lại{nl}trong khu vực đã được thể hiện qua hai sự kiện liên quan đến tàu hải{nl}quân Mỹ, cùng với vô số các vụ bắt giữ tàu thuyền đánh cá và ngư phủ{nl}Việt Nam, nối tiếp theo các hành động bắt bí các tập đoàn dầu khí quốc{nl}tế muốn làm ăn với Việt Nam trước đó. Trong bối cảnh đó, việc khối{nl}ASEAN chủ động đứng ra tìm kiếm giải pháp giảm bớt căng thẳng là điều{nl}mà giới quan sát cho là cần thiết. Là một nước dính líu trực tiếp vào{nl}hồ sơ này, lại nắm quyền chủ tịch khối Ðông Nam Á, Việt Nam khó có thể{nl}làm ngơ trước tình hình, trái với chủ tịch vừa mãn nhiệm là Thái Lan.
Trong{nl}buổi họp báo ngày cuối năm vừa qua, Ngoại trưởng Cộng sản Việt Nam Phạm{nl}Gia Khiêm đã xác nhận rằng trong năm 2010, vấn đề biên giới trên biển{nl}sẽ là một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt{nl}Nam. Họ Phạm cho biết thêm là Việt Nam sẽ tính tới việc phân định biên{nl}giới trên biển với Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei, và tiếp{nl}tục đàm phán về biên giới trên biển với Trung Cộng. Trước đó thứ trưởng{nl}Ngoại giao Cộng sản Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết là tất cả các vấn{nl}đề liên quan và được các quốc gia ASEAN quan tâm sẽ được đưa lên bàn{nl}hội nghị, căn cứ vào quyết định của các thành viên ASEAN, chứ không phụ{nl}thuộc vào riêng nước chủ tịch Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là tình hình sẽ{nl}ra sao với nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN, nếu một nước thành viên{nl}nào đó không muốn gây căng thẳng quá mức với Trung Cộng và không muốn{nl}ASEAN đề cập đến hồ sơ nhậy cảm này. Ðây là điều đã từng xẩy ra cách{nl}nay một chục năm khi các nước Ðông Nam Á thảo luận về các quy tắc ứng{nl}xử trên Biển Ðông.
Theo giáo sư Carl Thayer là{nl}chuyên gia về châu Á và Việt Nam tại Học Viện Quốc Phòng Úc, vấn đề{nl}hiện nay là các nước ASEAN có thể tìm cách phát triển thêm một văn kiện{nl}liên quan đến Biển Ðông đã từng được Trung Cộng chấp nhận, và có thể{nl}chuyển văn kiện mang tính chất tự nguyện này thành một Bộ Quy Tắc Ứng{nl}Xử thực thụ, có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý.
Tuy{nl}nhiên, ông cũng cho rằng Hiệp Hội Ðông Nam Á cần huy động thêm những{nl}đồng minh và đối tác có trọng lượng vào cuộc. Tóm lại trên hồ sơ tranh{nl}chấp chủ quyền với Trung Cộng tại vùng Biển Ðông, thách thức đối với{nl}Việt Nam trong vai trò chủ tịch ASEAN trong năm 2010 là làm sao thuyết{nl}phục được ASEAN có một lập trường thống nhất đối với Trung Cộng. Ðồng{nl}thời Việt Nam phải nỗ lực quốc tế hoá vấn đề này, vì lẽ yêu sách của{nl}Bắc Kinh tại Biển Ðông vượt quá giới hạn của khu vực.(SBTN)
{nl}{nl}