Tin{nl}tổng hợp - Ngày 26 tháng 12, Trung cộng đã ban hành luật bảo vệ hải{nl}đảo, với mục đích được nói là nhằm tạo điều kiện phát triển và bảo vệ{nl}tốt hơn đối với các hòn đảo của Trung Cộng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội{nl}Trung Cộng đã thông qua Luật Bảo vệ hải đảo vào cuối ngày thứ 5 của kỳ{nl}họp quốc hội sau nhiều lần sửa đổi, luật này đã được trình lần đầu tiên{nl}vào tháng 6 năm 2009. Theo Luật Bảo vệ hải đảo, Trung Cộng sẽ tăng{nl}cường bảo vệ các mô hình kinh tế, khai thác có chừng mực nguồn tài{nl}nguyên thiên nhiên và duy trì sự phát triển đối với các hòn đảo của{nl}Trung Cộng. Luật này cũng cấm khai thác đá hoặc cát trên các đảo dân{nl}sinh và phi dân sinh, cấm các dự án xây dựng, chặt phá cây và du lịch{nl}trên các đảo hòn đảo phi dân sinh.
Luật{nl}nghiêm cấm các hành động phá hủy san hô và các bãi san hô ngầm trên{nl}biển. Tất cả các dự án phát triển trên đảo dân sinh sẽ phải tuân thủ{nl}nghiêm ngặt đánh giá tác động môi trường, thực vật và các loài động vật{nl}trên đảo sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt. Cơ quan Hải dương Quốc gia và các{nl}tổ chức thuộc quyền có trách nhiệm kiểm tra giám sát quá trình thực{nl}hiện luật này. Trung Cộng hiện có 6900 hòn đảo mà mỗi đảo rộng hơn 500{nl}thước vuông, và có hơn 10,000 hòn đảo có diện tích nhỏ hơn. Ðiều đáng{nl}nói là luật này bao gồm luôn cả quần đảo Hoàng Sa Trường Sa của Việt{nl}Nam, mà Trung cộng gọi là Tây Sa và Nam Sa. Việc Trung Cộng áp dụng{nl}luật trên các đảo và vùng lãnh thổ họ chiếm đóng bất hợp pháp này là{nl}một bước đi có tính toán nham hiểm, làm phức tạp thêm tình hình an ninh{nl}khu vực.
Vào sáng hôm nay tại Hà Nội, Phát ngôn{nl}viên bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phương Nga đã lên tiếng{nl}khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,{nl}và phản đối việc Trung Cộng thông qua Luật bảo vệ hải đảo khi cho rằng{nl}Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai{nl}quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mọi hoạt động của các nước khác, bao gồm{nl}việc ban hành các quy định pháp lý liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa{nl}và Trường Sa cũng như vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt{nl}Nam ở Biển Ðông là hoàn toàn không có giá trị pháp lý.
Ngay{nl}từ khi còn ở dạng dự thảo, nhiều nước đã bày tỏ thái độ nghi ngờ ý đồ{nl}của Trung Cộng đằng sau việc ban hành luật này. Nhật Bản và một số nước{nl}ASEAN đều bày tỏ quan ngại liên quan đến các đảo, quần đảo đang tranh{nl}chấp với Trung Cộng, bao gồm đảo Ðiếu Ngư là nơi đang tranh chấp giữa{nl}Trung Cộng và Nhật Bản, và hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa là nơi tranh{nl}chấp chủ quyền giữa Trung Cộng và một số nước ASEAN.
Tuy{nl}nhiên, việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chỉ lên tiếng phản đối một{nl}cách lấy lệ đã làm cho nhiều người bất mãn, vì cùng ngày hai bên đã{nl}đồng ý thành lập ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền để phối hợp{nl}công tác quản lý đường biên giới và cửa khẩu giữa hai nước. Phiên họp{nl}vòng 35 cấp chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới trên{nl}đất liền giữa Việt Nam và Trung Cộng đã diễn ra tại Saigon từ ngày 21{nl}đến ngày 24 tháng 12. Tại phiên họp, hai bên đã ký Báo cáo tổng kết{nl}công tác phân giới, cắm mốc trên biên giới đất liền Việt Nam và Trung{nl}Cộng vừa được đại diện hai nước ký kết tháng 11 vừa qua.(SBTN)
{nl}{nl}