Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Hồi ký: Những câu chuyện về một thời: Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại?

    Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại?


    Ðiều gì đã thúc đẩy các Giám Mục, linh mục miền Bắc, cả các tu sĩ nam nữ đi Nam?

    Nói chung, đó là sợ hãi Cộng sản đến! Cộng sản đối với tôn giáo đồng nghĩa tiêu diệt tôn giáo.

    Giáo{nl}dân còn ùn ùn kéo đi. Phương chi hàng giáo sĩ, tu sĩ vừa hiểu rõ hơn,{nl}vì thấy mình bị nhắm trước hết. Và việc xảy ra ở Tây Ban Nha vào năm{nl}1936, khi Cộng sản lên nắm quyền đã tàn sát không biết bao nhiêu linh{nl}mục, tu sĩ nam nữ. Ông Francô mà sau này người ta coi là phát xít, là{nl}độc tài, ông đã đứng lên chống Cộng. Tây Ban Nha đã trở nên nồi da nấu{nl}thịt: nội chiến giữa hai phe Quốc Cộng và Quốc Gia. Quốc Gia nhờ sức{nl}mạnh nước Ðức mà Hitler lúc này đã lên nắm quyền; ở ý Mussolini mạnh{nl}sức với đảng phát xít, nên đã thắng phe Cộng sản. Phe này có Liên Xô{nl}giúp và được Quốc tế Cộng sản hỗ trợ. Nhờ tuyên truyền khéo, một mặt họ{nl}lật ngược ván cờ về mặt chính nghĩa. Francô và phe ông bị coi là độc{nl}tài phát xít, với tất cả những cái xấu xa tàn bạo mà Cộng sản chụp lên{nl}họ. Phe Cộng sản được cái danh hiệu mĩ miều là dân chủ. Dân chủ của họ{nl}còn tàn bạo hơn là phát xít. Vì thế, những cảnh tàn sát, nhất là đối{nl}với Công giáo, làm khắp nơi sợ hãi.

    Ðó là cái lý do chính mà các{nl}giáo phẩm thuộc dòng Ðôminicô và Ðôminicô Tây Ban Nha đứng lên chống{nl}Cộng. Những cuộc hành quân đánh Việt Minh được coi như thánh chiến. Và{nl}rồi khi hiệp định Geneve được ký kết, tất cả các giáo phẩm thuộc{nl}Ðôminicô cũng như Hội Truyền Giáo Paris trước đây, nay đã thuộc hàng{nl}giáo sĩ Việt Nam, đều có nhiều linh mục, tu sĩ nam nữ “bỏ chạy”.

    Cái{nl}lý do thúc đẩy người Công giáo và các linh mục đứng lên lập bốt, rào{nl}làng là để chống lại Cộng sản. Nay những căn cứ, đồn bốt bị sụp đổ hết,{nl}vì bị Việt Minh đã phá hoặc nay không còn lý do tồn tại vì hiệp định{nl}Geneve. Trong hiệp định Geneve đặt ra vĩ tuyến 16 phân đôi Việt Nam{nl}thành hai miền Nam - Bắc. Bắc - Cộng sản, Nam - Quốc gia và ai nấy được{nl}tự do lựa chọn mỗi miền - và người dân ở mỗi miền được đảm bảo là không{nl}bị phân biệt đã tham gia phe nọ phe kia, để khỏi bị trả thù. Song những{nl}người ý thức thời cuộc, chẳng mấy ai tin vào điều khoản bảo đảm đó,{nl}nhất là đối với Cộng sản đầy thủ đoạn mưu lược, ai mà tin được. Nên{nl}phương thế hay nhất đối với những người này là cao chạy xa bay. Một số{nl}đi Nam, đi Nam để gây thế lực, để có cơ hội “Bắc Tiến”, cũng như miền{nl}Bắc khéo léo quỉ quyệt hơn, tìm cách “thống nhất” hai miền, và theo{nl}hiệp định Geneve, sẽ có cuộc Tổng tuyển cử hai năm sau đó để thống nhất{nl}hai miền, người đi Nam lại trở về Bắc. Các linh mục đi Nam ít nhiều bị{nl}thúc đẩy bởi những lý do đã nói.

    Giáo phận Hải Phòng đứng đầu{nl}trong việc di cư. Ðức Cha Trương Cao Ðại đi đầu tiên, kéo các linh mục,{nl}nam nữ tu sĩ. Chỉ còn một vài linh mục già và một linh mục trung tuổi,{nl}thuộc dòng Ðôminicô, linh mục Phước. Vị này sẽ là một trong các nòng{nl}cốt của Hội Liên Lạc Công Giáo.

    Ðịa phận Bùi Chu, Ðức Cha Phạm{nl}Ngọc Chi cũng rút, trao lại địa phận cho cha thư ký của ngài là linh{nl}mục Giuse Phạm Năng Tĩnh làm cha chính, sau này sẽ lên làm Giám Mục, có{nl}cha Phạm Thu, trẻ tuổi làm thư ký. Một số cha can đảm ở lại: cha già{nl}Huy làm cha chính và nhất là Lương Huy Hân, sau này nổi tiếng chống{nl}Cộng và bị họ bắt rồi chết rũ tù. Còn lại mấy cha già, trong đó cha{nl}Ðường, cha Bảo sẽ tham gia hội đoàn nhà nước, nhất là cha già Học gần{nl}90 tuổi, vẫn hãnh diện là bạn của Bác Hồ. Nguyện theo Bác đến cùng, để{nl}chết sẽ được nhà nước chôn cất. Cha được đặt ở Khoái Ðồng - Nam Ðịnh,{nl}đứng đầu nhóm “Công giáo yêu nước” ở đó, chết và được mai táng ở cạnh{nl}nhà thờ Khoái Ðồng.

    Ðịa phận Phát Diệm - khu tự trị, dĩ nhiên là{nl}phải lên đường trước tiên. Ðức Cha Lê Hữu Từ, cha Hoàng Quỳnh tổng bộ{nl}tự vệ, rồi các cha lần lượt đi hết. Còn một cha trẻ, cha Hậu, em cha{nl}Tùng, quê họ Cổ Liêu xứ Hoàng Nguyên, Hà Nội. Cha này cứng cát, luôn{nl}“chống đối” chính quyền. Cha bị bắt và chết rũ tù từ năm 1955. Ðịa phận{nl}được trao cho cha Liêm, làm cha chính, có cha Bùi Chu Tạo làm chính xứ{nl}Phát Diệm. Cha Bùi Chu Tạo sẽ làm Giám Mục và sống đến năm 2001. Tuy{nl}nhiên, Phát Diệm có một số cha đứng tuổi có năng lực ở lại. Hai cha,{nl}Trinh và Khuyến sẽ làm Giám Mục phó, và đã qua đời trước Ðức Cha chính{nl}(người ta bảo Ðức Cha chính “sát phó”. Cha Trinh làm Giám đốc Chủng{nl}Viện lúc đó, cha này tham gia mặt trận mạnh mẽ lắm, tuy vẫn ở bên Ðức{nl}Cha Tạo. Cha Quản Hạt đứng đầu nhóm “yêu nước”. Cha Chu Trinh bị bắt vì{nl}chống Cộng, sau này lại đứng đầu nhóm “yêu nước” của địa phận. Ðặc biệt{nl}nhất là cha Nguyễn Thế Vịnh, một trong những “cột trụ” của Liên Lạc{nl}Công Giáo. Trước đây, cha có làm thư ký Toà Giám Mục. Ngài là người{nl}hung hăng nhất trong các linh mục tham gia Liên Lạc Công Giáo, đến nỗi{nl}Cha Nguyễn Tất Tiên, đồng nghiệp, thuộc địa phận Hà Nội, phải tuyên bố:{nl}“Ông này phải sa địa ngục” vì những luận điệu hung hăng chống Hội{nl}Thánh. Cha này và các cha loại đó, tự phân ly khỏi Giám Mục Ðịa phận,{nl}tuy có giữ một xứ, song không còn sinh hoạt thông công cấm phòng chung{nl}địa phận. Cha Nguyễn Thế Vịnh sau chiếm cứ Ninh Bình, đến khi nhà thờ{nl}Ninh Bình bị bom tàn phá, cha lên Hà Nội, chết trên đó, nhưng được về{nl}mai táng ở Phát Diệm, và Ðức Cha Tạo, một vị rất kỷ luật, không hiểu{nl}sao lại làm lễ an táng cho cha như các cha khác trong địa phận, mặc dù{nl}cha này không trở về địa phận khi còn sống. Chắc là Ðức Cha bị ép. Rồi{nl}đến các ngày giỗ sau đó, Ðức Cha cũng phải để cho tổ chức một vài nghi{nl}lễ tôn giáo nào đó.

    Ðịa phận Bắc Ninh, các cha đi gần hết, còn{nl}mình Ðức Cha Hoàng Văn Ðoàn. Khi Liên Lạc Công Giáo được thành lập năm{nl}1956, Ðức Cha không tỏ ra dứt khoát, nên bị dư luận cho rằng Ðức Cha{nl}ủng hộ phong trào đó, Ðức Cha đã phải thanh minh, cả bằng truyền đơn.{nl}Rồi cuối cùng, ngài xuất ngoại bằng cách đi chữa bệnh ở Hồng Kông. Có{nl}thể có sự chấp thuận của Ðức Khâm Sứ Dooley. Rồi qua Hồng Kông, ngài{nl}vào miền Nam Việt Nam. Thêm một địa phận trống toà, các xứ trống cha xứ.

    Ðịa{nl}phận Lạng Sơn, Ðức Cha Hedde và các cha Ðôminicô Pháp (Lyon), không{nl}hoảng hốt như các cha Ðôminicô Tây Ban Nha. Các ngài và các linh mục{nl}Việt Nam còn ở lại. Sau đó, các cha Pháp cũng như Ðức Cha bị trục xuất.{nl}Rồi một số linh mục Việt Nam vào Nam, trong đó có cha Ngữ, sau này làm{nl}Giám Mục Long Xuyên. Còn lại cha Phạm Văn Dụ và vài cha khác. Cha Dụ{nl}được Toà Thánh gọi làm Giám Mục, song không thể nào tấn phong cho ngài.

    Ðịa{nl}phận Hà Nội. Thái độ khác các nơi khác. Ðặt vấn đề di cư miền Nam rất{nl}hạn chế. Ðức Khâm Sứ Dooley ở Hà Nội. Các cha thừa sai Pháp ở lại. Các{nl}cha Ðôminicô Pháp cũng ở lại. Dòng Chúa Cứu Thế vẫn hoạt động. Các sơ{nl}Thánh Phaolô có kế hoạch di tản, Dòng Mến Thánh Giá thì tán loạn.

    Riêng{nl}Tiểu Chủng Viện Piô XII, Ðức Cha Khuê cho toàn bộ di cư, Cha Bề Trên{nl}Nguyễn Huy Mai, các Giáo sư và toàn thể Chủng sinh. Phần các cha trong{nl}Ðịa phận, chỉ những cha nào có lý do không thể ở lại được, ví dụ đã làm{nl}xếp bốt, thì được phép đi. Còn cha nào không được phép mà cứ đi, sẽ{nl}không được làm lễ. Và một số khá đông đã liều mình đi. Vì có kỷ luật{nl}như thế, nên cha nào không tuân, tạm gọi là “bất hợp pháp”. Trong toàn{nl}bộ các linh mục Ðịa phận lúc đó là hơn 160, thì độ 100 đã đi. Còn lại{nl}độ 60, phần đông là có tuổi. Các cha trẻ còn lại là những cha ở Hà Nội,{nl}Phủ Lý, Nam Ðịnh: nơi đây các cha này không bị dính líu vào việc đóng{nl}“đồn bốt”, nên cảm thấy mình không có lý do gì mà đi.

    Ðịa phận{nl}Thanh Hoá, nơi vào năm 1953-1954 đã có cuộc cải cách long trời lở đất.{nl}Khiến nói đến Khu Tư là ai cũng rùng mình. Ðức Giám Mục De Cooman thì{nl}đã qua đời, cha Phạm Tần làm nhiếp chính. Các linh mục đi nhiều, cũng{nl}may còn lại một số bảy, tám linh mục trẻ.

    Ðịa phận Vinh, các{nl}linh mục rút lui theo đường bộ qua sông Bến Hải. Không có bao nhiêu!{nl}Song hàng linh mục ở Vinh còn đông đủ và vững chắc hơn cả trong các Ðịa{nl}phận miền Bắc.

    Ðịa phận Thái Bình còn đang do hàng giáo sĩ{nl}Ðôminicô Tây Ban Nha quản trị, nên Ðức Cha và các cha Tây Ban Nha đi{nl}hết. Các xứ hầu hết thành lập đội dân quân, các cha Việt Nam lãnh đạo{nl}“thánh chiến” chống Cộng, nên đều phải bốc đi hết, còn lại cha Ðôminicô{nl}Ðinh Ðức Trụ, cha Hiếu và vài cha già. Cha Ðinh Ðức Trụ làm nhiếp{nl}chính, sau làm Giám Mục Thái Bình.

    Như vậy chỉ trong mấy tháng{nl}mà các Toà Giám Mục địa phận miền Bắc, các xứ vắng bóng cha xứ, các cơ{nl}sở tôn giáo không có người lãnh đạo.

    Lợi hay hại? Hiển nhiên là{nl}bất lợi! Là tai họa! Không một cơn bách hại nào trong lịch sử Giáo Hội{nl}mà trong một thời gian, một miền rộng lớn như miền Bắc Việt Nam lại bị{nl}quét sạch, bị trống trơn như thế. Mà đây không phải là cấm cách mà là{nl}trốn chạy, là “tự sát”. “Quo vadis - Thầy đi đâu thế?”. Phêrô hỏi Chúa{nl}Giêsu một cách ngỡ ngàng khi thấy Chúa vác thập giá vào Rôma, chạm trán{nl}với Phêrô lúc ông này toan trốn khỏi Rôma để tránh cơn bách hại, và{nl}theo lời khuyên nhủ của giáo dân, để bảo vệ cho người đầu của Giáo Hội,{nl}kẻo người chăn bị đánh gục, đoàn chiên tan tác.

    Nhưng đây có{nl}phải là trốn cuộc bách hại không? để có lý do mà chạy trốn, như là Chúa{nl}Giêsu đánh ở thành này thì chạy sang thành khác. Có thể có vị chạy trốn{nl}vì lý do đó, nhất là những vị đã bằng cách nào đó chứng kiến các tàn{nl}bạo ở Tây Ban Nha, nhất là ở nước Liên Xô. Bởi đó không ai lên án các{nl}Ðức Giám Mục, các linh mục đã bỏ nhiệm sở. Cũng có vị cho là rời nhiệm{nl}sở, vì cả đoàn chiên, cả địa phận cũng đi, nên các vị đi theo. Thực tế,{nl}không phải là ngụy biện, như Ðịa phận Hải Phòng, thì hầu như cả bầu{nl}đoàn kéo nhau đi hết, có còn lại chỉ là những người quen thờ ơ, đi cũng{nl}thế mà ở cũng chẳng sao. Ðàng khác, có lẽ không có một lời khuyên rõ{nl}rệt là nên ở lại. Chỉ có hành động thay lời nói. Ðức Khâm Sứ vẫn ở cho{nl}tới cùng và số đông các Ðức Giám Mục cũng ở lại.

    Rồi những vị{nl}vào Nam, một số vị được cắt đặt trọng dụng ngay như Ðức Cha Chi làm{nl}Giám Mục Ðà Nẵng, Ðức Cha Ðoàn, Giám Mục Quy Nhơn. Trừ có Ðức Cha Từ{nl}rút lui về với giáo dân Phát Diệm di cư và qua đời tại đó. Mộ ngài ở{nl}nhà hưu Phát Diệm, Thủ Ðức. Như vậy là các vị đi Nam không bị Toà Thánh{nl}lên án. Thế thì sao Ðức Cha Khuê, đối với những cha nào vào Nam mà{nl}không có phép của ngài, ngài rút quyền làm lễ? Ðây là một biện pháp kỷ{nl}luật để duy trì tinh thần linh mục và tránh những tai hại khác.

    Tinh{nl}thần chung của Giáo Hội: Chúa chiên phải ở với con chiên, gắn bó với{nl}con chiên, và nếu cần chết với con chiên. Ðó là lối sống của người mục{nl}tử. Và Ðức Cha muốn các cha Ðịa phận phải có tinh thần đó. Giáo dân Ðịa{nl}phận Hà Nội, ngoài các thành phố, ít người di cư hơn các địa phận khác,{nl}thường mỗi xứ chỉ lẻ tẻ ít người ra đi. Giáo dân còn lại cả, sao chủ{nl}chăn lại chạy đi? Như vậy là thiếu tinh thần. Dĩ nhiên có những trường{nl}hợp chủ chăn ở lại sẽ gặp những khó khăn khó lòng kham nổi. Bề Trên xét{nl}tuỳ trường hợp và cho phép đi. Chỉ những linh mục nào đi bừa bãi, muốn{nl}trốn tránh nghĩa vụ, có thể đi vì mục đích thế gian, thoả chí tang{nl}bồng, mở mang kinh tế: những linh mục như thế mới bị kỷ luật. Song việc{nl}ở lại cũng không phải là tuyệt đối ích lợi trong mọi trường hợp. Trái{nl}lại việc họ ở lại là một tai hại cho họ và cho Hội Thánh. Ðó là vấn đề{nl}bí nhiệm cũng như Ông Giuđa là một bí nhiệm trong Nhóm Mười Hai.

    Hiệp{nl}định Geneve loại trừ việc phân biệt trả thù vì đã tham chiến ở bên này{nl}hay bên kia. Người ta chỉ tôn trọng trong những ngày đầu. Sau này trong{nl}cuộc đối đầu với Mỹ, những người bị coi là ngụy quân ngụy quyền, nếu đã{nl}không quy phục làm tay sai cho Cộng sản đều bị bắt. Còn các linh mục,{nl}thì từ đầu người ta mời tham gia vào các cơ quan: Mặt Trận Tổ Quốc,{nl}nhất là Ban Liên Lạc mệnh danh là những người Công giáo yêu tổ quốc yêu{nl}hoà bình. Họ là một tổ chức nhằm tách rời Công giáo với Ðức Giáo Hoàng,{nl}và ý đồ sâu hơn là phá đạo, làm cho đạo chỉ còn là hình thức. Các linh{nl}mục nào đã tham gia việc chống đối, chỉ còn cách gia nhập tổ chức này{nl}để chứng minh là người Công giáo đoàn kết, đi với nhà nước chống lại{nl}Mỹ. Những linh mục này không được đứng đầu tổ chức đó, nhưng chỉ phải{nl}gia nhập một cách thụ động, làm cho con số những thành viên tăng thêm,{nl}và do đó tổ chức tăng thêm thanh thế. Giả như những linh mục này đi Nam{nl}thì đỡ gây tai hại cho Giáo Hội hơn.

    Cha Giám, thuộc Ðịa phận{nl}Phát Diệm, đã vào Nam. Cha lại xin Ðức Cha Từ để trở về. Ðức Cha hỏi vì{nl}lý do nào mà cha xin trở về. Cha thưa: “Con thấy mình tội lỗi, con muốn{nl}về miền Bắc để đền tội”. Ðức Cha Từ nói với chính quyền miền Nam để cha{nl}Giám trở về. Cha Giám thuật lại việc đó trong một cuộc hội họp của các{nl}linh mục Liên Khu Ba do Mặt Trận tổ chức hồi tháng 6 -1956. Cha còn{nl}khoe: “Cán bộ biếu cha một cái cặp da”. Tính dễ hội nhập, không bao lâu{nl}sau, cha trở nên thành viên chính thức của Tổ Chức Liên Lạc, một nhân{nl}vật có vai vế. Ngài được cung cấp một xe máy (rất quí hiếm trong thời{nl}buổi đó). Một hôm cha phấn khởi cưỡi xe máy, phóng thế nào đâm vào gốc{nl}cây, và cha đã qua đời khi đưa vào bệnh viện (1965).

    Có thể kết luận:

    1. ở lại miền Bắc theo tinh thần gắn bó với đoàn chiên là tinh thần của Chúa Giêsu mục tử.

    2.{nl}Người nào vì khó khăn không thể ở lại được hoặc theo lương tâm, xét{nl}mình khó đững vững trong môi trường nghịch với đạo, người đó có thể rút{nl}đi. Nên trình bầy với Bề Trên trước khi quyết định.

    3. Ra đi một{nl}cách vô trật tự, theo lợi riêng cho mình: như thế làm thiệt hại giáo xứ{nl}được trao phó cho mình, thiệt hại các linh hồn và phải chịu trách nhiệm{nl}về các việc đó.

    Bởi thấy một số cha ở lại, không giúp cho đạo,{nl}trái lại gia nhập hàng ngũ những việc ảnh hưởng xấu đến Hội Thánh. Tình{nl}trạng các linh mục thuộc Ðịa phận Hà Nội đã đi Nam, được xem xét lại.{nl}Và rồi tất cả đã được hợp thức hoá, gia nhập các địa phận miền Nam. Các{nl}linh mục này tận tụy với các giáo phận mình gia nhập, được các nơi đó{nl}quí mến. Hà Nội được các Bề Trên giáo phận miền Nam tin tưởng và khen{nl}ngợi. Ðó cũng là một cách tạ lỗi với Chúa, với Hội Thánh bởi đã ra đi.

    {nl}
    {nl} +GM. Phaolô Lê Ðắc Trọng{nl}
    {nl}{nl}
    Posted on 29 Dec 2009
    [ print ]


    FreeVietNews
  • Bài luận văn phân tích thư ông chủ tịch Quận 3 -- posted on 30 Dec 2009
  • Bạn đọc ơi, hãy phân xử giúp chúng tôi ! -- posted on 30 Dec 2009
  • Thánh Thất Cao Đài tại Định Quán bị tấn công -- posted on 30 Dec 2009
  • Năm 2009 tại Việt Nam, không gian tự do ngôn luận cho giới trí thức ngày càng bị thu hẹp -- posted on 30 Dec 2009
  • LIÊN HIỆP QUỐC TỐ CÁO THÁI LAN TRỤC XUẤT VỀ LÀO CẢ NHỮNG NGƯỜI HMONG ĐÃ ĐƯỢC QUY CHẾ TỴ NẠN -- posted on 30 Dec 2009
  • KHÔNG GIAN TỰ DO NGÔN LUẬN CHO GIỚI TRÍ THỨC NGÀY CÀNG BỊ THU HẸP -- posted on 30 Dec 2009
  • TĂNG THÂN BÁT NHÃ ĐÃ RỜI CHÙA PHƯỚC HUỆ -- posted on 30 Dec 2009
  • TRUNG CỘNG BAN HÀNH LUẬT BẢO VỆ HẢI ĐẢO, VIỆT CỘNG LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI -- posted on 30 Dec 2009
  • SÔNG HỒNG CẠN KỶ LỤC TRONG HƠN MỘT THẾ KỶ QUA -- posted on 30 Dec 2009
  • NHẬT CUNG CẤP HƠN 3000 TRANG TÀI LIỆU ĐÃ DỊCH VỀ VỤ PCI -- posted on 30 Dec 2009
  • CỘNG SẢN VIỆT NAM KÝ KẾT, ĐÀO MỎ BAUXITE TẠI CAM BỐT ĐỂ CHẠY ĐUA VỚI TRUNG CỘNG -- posted on 30 Dec 2009
  • ĐỨC BIỂU TÌNH CHỐNG CUỘC THI HOA HẬU TUYÊN TRUYỀN CHO CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI NURENBERG -- posted on 30 Dec 2009
  • CAO ỦY TỴ NẠN CAN THIỆP VIỆC TRỤC XUẤT 4000 NGƯỜI HMONG VỀ LÀO -- posted on 30 Dec 2009
  • 4000 NGƯỜI HNONG BỊ TRẢ VỀ LÀO -- posted on 30 Dec 2009
  • NHÀ VĂN TRẦN KHẢI THANH THỦY SẮP PHẢI RA TÒA -- posted on 30 Dec 2009
  • BÀ DƯƠNG THỊ TÂN, VỢ CỦA BLOGGER ĐIẾU CÀY BỊ ĐẤU TỐ -- posted on 30 Dec 2009
  • CỘNG SẢN VIỆT NAM KẾT ÁN ÔNG TRẦN ANH KIM 5 NĂM RƯỠI -- posted on 30 Dec 2009
  • SAIGON ĐẮT ĐỎ THỨ 10 CHÂU Á -- posted on 30 Dec 2009
  • CÔNG TY ANH BỎ GIẾNG DẦU CÁ RỒNG VÀNG VÌ TRỐNG KHÔ, HÃNG TRUNG CỘNG NHẢY VÀO KHAI THÁC DẦU Ở BIỂN ĐÔNG -- posted on 30 Dec 2009
  • 28,417 CÔ VỢ VIỆT BỊ CHỒNG ĐẠI HÀN ĐÁNH ĐẬP -- posted on 30 Dec 2009
  • Hoa Kỳ phản đối vụ xử ông Trần Anh Kim -- posted on 29 Dec 2009
  • Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tố cáo phiên toà giả trá kết tội ông Trần Anh Kim -- posted on 29 Dec 2009
  • Phóng viên Anh Vũ (RFI) phỏng vấn Lm Nguyễn Văn Khải -- posted on 29 Dec 2009
  • Hồi ký: Những câu chuyện về một thời: Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại? -- posted on 29 Dec 2009
  • Đón Giáng Sinh trong lo sợ -- posted on 29 Dec 2009
  • Quan hệ giữa nhà nước với giáo hội sắp… ‘sang trang’? -- posted on 29 Dec 2009
  • PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: LO NGẠI CHO TRƯỜNG HỢP NGUYỄN TIẾN TRUNG -- posted on 29 Dec 2009
  • THÁI LAN KHẲNG ĐỊNH LẠI SẼ TRẢ 4.000 NGƯỜI HMONG VỀ LÀO -- posted on 29 Dec 2009
  • HƠN 200 TRÂU BÒ CHẾT LẠNH Ở NHIỀU TỈNH -- posted on 29 Dec 2009
  • BỆNH VIÊM MÀNG NÃO TĂNG CAO BẤT NGỜ -- posted on 29 Dec 2009
  • HÀNG NGÀN CÔNG NHÂN SẢN XUẤT GẤU BÔNG ĐÌNH CÔNG -- posted on 29 Dec 2009
  • NHÀ CẦM QUYỀN XÃ BÌNH PHÚ TỊCH THU QUÀ GIÁNG SINH TRẺ EM KHMER -- posted on 29 Dec 2009
  • HIỆP HỘI NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ THEO DÕI SÁT VỤ XÉT XỬ CÁC NHÀ ĐẤU TRANH CHO DÂN CHỦ TẠI VIỆT NAM -- posted on 29 Dec 2009
  • LUẬT SƯ LÊ TRẦN LUẬT NHẬN ĐỊNH TRUY TỐ CÁC NHÀ DÂN CHỦ VỚI TỘI DANH HOẠT ĐỘNG LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ LÀ TRÁI VỚI HIẾN PHÁP VIỆT NAM -- posted on 29 Dec 2009
  • Ðức Giáo Hoàng kêu gọi cầu nguyện cho các tín hữu bị bách hại -- posted on 27 Dec 2009

  • line

    gia chanh

    Bánh Xèo
    banhxeo2-250x150.jpg...quan sát thấy vòng bánh chung quanh róc đều là được. Khi đó, ta gấp bánh làm hai, để ra đĩa ăn chung với rau sống, nước mắm chua ngọt, đồ chua và ớt bằm.





     HÍ HỌA
    Thay đổi là thế
    (by Bob Gorrell)


    Chữa lạm phát
    (by Bob Englehart)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam