{nl} {nl}
{nl}Trong khi khắp nơi tín hữa (chrétiens – những người theo Kitô giáo) vui{nl}vẻ, hớn hở cử hành đại lễ Giáng Sinh thì đâu đó trên thế giới cũng có{nl}những người anh em đồng đạo của họ phải đón Giáng Sinh dưới sự giám{nl}sát, theo dõi hay trong sự sợ hãi.
Một{nl}bài viết có tựa đề “Noël: cent millions de chrétiens sous{nl}surveillance”, đăng trên trang web của Le Figaro – một trong những tờ{nl}nhật báo quan trọng của Pháp tối 25 tháng 12, đã nhận định như vậy.
‘Bị bách hại vì niềm tin’
Theo{nl}tác giả của bài viết, Jean-Marie Guénois, vì lý do chính trị hay tôn{nl}giáo, trong số hai tỷ người theo Kitô giáo có khoảng hơn 100 triệu{nl}người (khoảng 5%) sống tại một số nước phải đón Giáng Sinh trong sự gò{nl}bó, căng thẳng hay lo sợ vì bị giám sát, theo dõi hoặc tấn công.
Con{nl}số 100 triệu này ‘không tính đến các quốc gia như Saudi Arabia (Ả rập{nl}xê út) nơi tất cả các nghi lễ Kitô giáo đều hoàn toàn bị cấm, và ở đó{nl}những người ngoại kiều, đặc biệt những người Philippines, phải bí mật{nl}đón Giáng Sinh.
Con số đó chỉ bao gồm những nước không có thay{nl}thiếu tự do tôn giáo, nơi mà những người theo Kitô giáo tùy vào những{nl}mức độ khác nhau bị theo dõi, quấy rối, bị ức hiếp một cách công khai,{nl}hay bị phạt tù hoặc phải đối diện với bạo lực vì niềm tin của họ. Trong{nl}số các nước được bài viết đề cập đến có Iraq, Pakistan Ấn Ðộ, Trung{nl}Quốc và cả Việt Nam.
Bài viết nêu lên tình trạng đáng lo ngại{nl}của các tín hữu tại một số quốc gia như Pakistan, Iraq, và Ấn Ðộ, vì{nl}tại những nước đó các Kitô hữu không chỉ bị hăm dọa mà còn phải đối{nl}diện với các vụ mưu sát.
Theo tác giả bài viết, tại Iraq tuy{nl}năm 2009 tình hình có vẻ ôn hòa đối với các tín hữu nhưng trong một{nl}tháng có đến năm vụ tấn công vào các nơi thờ phượng của họ tại thành{nl}phố Mossoul. Ðiều đó chứng tỏ sự yên lặng, ôn hòa đó chỉ là giả tạo. Vụ{nl}mưu sát mới nhất nhắm vào các tín hữu ngày 23 tháng 12 vừa qua đã làm{nl}một người thiệt mạng và sáu người bị thương. Hơn nữa, hàng ngàn người{nl}tị nạn theo Kittô giáo tại nước này cũng rơi vào hoàn cảnh bi thảm{nl}tương tự.
Tại Pakistan và Ấn Ðộ hoàn cảnh của các tín hữu cũng{nl}không khá gì hơn. Chẳng hạn vào ngày 30 tháng Bảy vừa qua, những người{nl}Hồi giáo đã tiêu hủy khoảng 100 ngôi nhà và đốt sống 29 Kitô hữu, trong{nl}đó có ba phụ nữ và ba đứa trẻ tại Koriam, Pakistan.
Liên quan{nl}đến tình hình của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, Jean-Marie Guénois{nl}chỉ ra rằng mọi chuyện cũng không đơn giản tại đây. Trong chuyến viếng{nl}thăm Bắc Kinh vào tháng Chín vừa qua, Ðức Cha (ÐC) John Tong Hon, Giám{nl}mục phụ tá Hồng Kông, đã lặp lại lời kêu gọi thả những giám mục, linh{nl}mục bị tù.
Trong số đó có ÐC Su Zhimin, Giám mục Baoding, bị{nl}tù từ năm 1996 và đến giờ không có tin tức gì về ngài, ÐC Cosme Shi{nl}Enxiang, Giám mục Yixian, bị bắt vào tháng Tư năm 2001, hay ÐC Jia{nl}Zhiguo, người bị chất vấn hôm 30 tháng Ba vừa qua.
Cũng theo bài{nl}viết, mặc dù Vatican đã kêu gọi tiến tới hiệp nhất giữa Giáo hội yêu{nl}nước và Giáo hội hầm trú, vẫn còn có sự lộn xộn lớn vì sự không có sự{nl}tin tưởng giữa hai Giáo hội.
Còn đối với Việt Nam, theo bài{nl}viết trong khi người Kitô hữu tại một số nước như Iraq hay Pakistan{nl}phải đối diện hoàn cảnh bi thương đáng lo ngại, hoặc tình trạng phức{nl}tạp tại Trung Quốc, thì tại Việt Nam đã có những dấu hiệu cải thiện.
Theo{nl}tác giả giữa Việt Nam và Vatican đã có những tiếp xúc nhằm nối lại quan{nl}hệ ngoại giao song phương. Chẳng hạn như vào ngày 11 tháng 12 vừa qua{nl}chủ tịch Việt Nam, Nguyễn Minh Triết đã gặp Ðức Giáo Hoàng (ÐGH){nl}Bênêdictô XVI và người ta còn đề cập đến chuyện ÐGH sẽ sang thăm Việt{nl}Nam.
Tuy vậy, theo bài viết, vì những tranh chấp về các tài{nl}sản, vì sự năng động của Giáo hội Công giáo, và đặc biệt vì Giáo hội{nl}Công giáo đã trở thành lực lượng phản kháng duy nhất đối với chính{nl}quyền, nên Giáo hội Công giáo bị nghi kị và sự phát triển của Giáo hội{nl}luôn bị theo dõi. Bài viết trích dẫn lời của một linh mục nói rằng:{nl}“Tại Việt Nam, các tôn giáo và người Công giáo nói riêng chưa hoàn toàn{nl}có tự do thực sự. Nhà nước vẫn nhìn chúng tôi với sự ngờ vực”.
‘Nhớ đến các tín hữu đang đau khổ vì đức tin’
Trong{nl}thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, Ðức Thánh Cha (ÐTC) Bênêdictô cũng{nl}đề cập đến tình cảnh tàn bạo, bất công, tang thương của Iraq và đặc{nl}biệt đoàn chiên Kitô hữu nhỏ bé tại đó phải hứng chịu.
ÐTC{nl}cũng nêu lên tình trạng áp bức, bất công mà nhiều người tại nhiều nước{nl}trên thế giới trong đó có các Kitô hữu phải đối diện và mời gọi Giáo{nl}hội và thế giới hãy tôn trọng quyền lợi của mỗi người, biết tìm kiếm{nl}đối thoại để kiến tạo một thế giới công bình, huynh đệ và bác ái hơn.
Trong{nl}huấn từ của ÐTC tại giờ đọc Kinh Truyền tin hôm 26 tháng 12 – ngày lễ{nl}Thánh Stêphanô, vị thánh tử đạo đầu tiên của Giáo hội, ÐTC đã nhắc nhở{nl}rằng nhiều Kitô hữu tại nhiều nước trên thế giới vẫn còn chịu cảnh bắt{nl}bớ và mời gọi con cái mình nhớ cầu nguyện cho những anh chị em này.
ÐTC{nl}nhắn nhủ ngày lễ này ‘nhắc nhở chúng ta rằng tại nhiều nơi khác nhau{nl}trên thế giới các tín hữu vẫn còn phải đau khổ vì đức tin của mình’, và{nl}mời gọi mỗi tín hữu hãy phó thác những anh em bị bách hại của mình vào{nl}sự che chở của Thánh Stêphanô.
‘Hãy hãy dấn thân vào việc hỗ trợ{nl}những anh chị em đó bằng lời cầu nguyện của chúng ta và đừng lơ là{nl}trong ơn gọi Kitô hữu của chúng ta, luôn đặt Chúa Giêsu Kitô ở trung{nl}tâm của đời sống chúng ta, đời sống mà chúng ta suy niệm về tính đơn sơ{nl}và khiêm nhường của máng cỏ trong những ngày này’.
(Bài viết{nl}đăng trên trang web của nhật báo Le Figaro: "Noël: cent millions de{nl}chrétiens sous surveillance", source:{nl}http://www.lefigaro.fr/international/2009/12/23/01003-20091223ARTFIG00626-noel-cent-millions-de-chretiens-sous-surveillance-.php)
{nl}
{nl}
{nl} Xuân Lộc
VietCatholic News
{nl}{nl}