Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam yêu sách Hà Nội trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 22.12.2009
Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam yêu sách Hà Nội trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung
PARIS, ngày 22.12.2009 (QUÊ MẸ) - Trong bản lên tiếng chung tại Paris gửi các cơ quan truyền thông báo chí ngày hôm qua, 21.12.2009, Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nói lên mối quan tâm đặc biệt về việc ông Nguyễn Tiếng Trung có thể sẽ bị án tử hình trong vụ xử sắp tới. Hai tổ chức Nhân quyền quốc tế cũng tố cáo việc bắt bớ tuỳ tiện ông Trung với những tội danh gán ép cho ông. Là nhà hoạt động cho dân chủ, ông Trung bị bắt với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” chiếu điều 88 trong Bộ luật Hình sự. Thế nhưng vài ngày trước khi xét xử dự tính vào cuối tháng 12 này, nhà cầm quyền Hà Nội đã thay đổi tội danh.
Ông Nguyễn Tiến Trung bị bắt tại nhà cha mẹ ông hôm 7.7.2009 và bị kết tội theo điều 88 của Bộ luật Hình sự. Thời gian sau, các đài truyền hình nhà nước công chiếu lời ông Trung bị o ép phải thú tội. Ông nhận việc thành lập “Tập họp Thanh niên Dân chủ”, đồng thời làm thành viên “Ðảng Dân chủ Việt Nam” liên hệ với Ðảng Nhân dân Hành động. Sau cuộc thú tôi này, nhà cầm quyền bỗng chuyển ông Trung sang tội “âm mưu lật đổ chính quyền” chiếu theo điều 79 trong Bộ luật Hình sự, một tội danh trầm trọng hơn và có thể đưa tới án tử hình.
Ông Trung có tranh chấp với nhà cầm quyền kể từ ngày ông viết kiến nghị cải tổ dân chủ nhân dịp Ðại Hội Ðảng lần thứ X, và viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục năm 2006 than phiền việc học tập chính trị chiếm quá lớn trong hệ thống giáo dục nhà nước.
Vào tháng 5.2009, Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đệ trình Hội đồng Nhân quyền LHQ bản Phúc trình nhân dịp Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (UPR, Universal Periodic Review) Việt Nam. Trong bản Phúc trình này, Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã nói lên mối quan tâm về khá nhiều vi phạm nhân quyền, như thiếu tự do báo chí cũng như việc nhà cầm quyến lấy cớ “tuyên truyền chống nhà nước” để hạn chế các Blogs. Bản Phúc trình còn nêu lên vấn nạn trừng phạt thường xuyên bằng án tử hình khi nại cớ “an ninh quốc gia” một cách mơ hồ. Thế nhưng những khuyến thỉnh này đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bác bỏ trong khuôn khổ Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện.
Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam tố cáo mạnh mẽ việc bắt bớ, ép buộc thú tội đối với ông Nguyễn Tiến Trung, là người chỉ hành xử quyền cơ bản tự do ngôn luận của mình. Sự quan tâm của hai tổ chức chúng tôi là án tử hình được gợi ra trong vụ xét xử này, trong khi đó chúng tôi không ngừng kêu gọi thế giới huỷ bỏ án tử hình. Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Tiến Trung, đồng thời có biện pháp bảo đảm quyền tự do ngôn luận, và chấm dứt việc dùng các điều luật 79 và 88 trong Bộ luật Hình sự để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến.{nl}{nl}
- Hành tây bằm nhuyễn. - Nấm mèo ngâm nở, rửa nhiều lần nước cho hết mùi hôi, bằm sơ. - Thịt heo xay trộn với chút hành bằm nhuyễn, bột năng, dầu hào, muối, đường, tiêu... nêm vừa ăn...