Tin{nl}Hà Nội - Báo cáo của bộ Lao động, Thương binh và xã hội Cộng sản Việt{nl}Nam cho biết tình trạng lao động dư thừa và phát triển không đồng đều,{nl}đặc biệt quan hệ cung cầu lao động giữa các vùng, khu vực, và ngành{nl}nghề đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Báo cáo này viết{nl}rằng hiện nay cả nước có hơn 4 triệu cơ sở kinh tế. Nhìn chung, các cơ{nl}sở kinh tế, loại hình doanh nghiệp tăng nhanh ở tất cả các lĩnh vực,{nl}đặc biệt là bất động sản, truyền thông, năng lượng và ngân hàng. Hàng{nl}năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thu hút khoảng từ 1.2 đến 1.5{nl}triệu người vào làm việc.
Tuy nhiên bản báo cáo{nl}cũng nêu ra thực trạng lao động hiện nay là phân bố không đồng đều, bất{nl}hợp lý, lực lượng lao động tập trung phần lớn ở nông thôn chiếm 73.5%.{nl}Trong số lao động có việc làm thì 70% làm việc không ổn định, dễ rơi{nl}vào hoàn cảnh nghèo đói. Báo cáo của các địa phương cho thấy dù nhu cầu{nl}tuyển dụng lao động ở Việt Nam là lớn nhưng tình trạng lao động không{nl}có việc làm vẫn ở mức cao. Lao động làm việc trong các khu vực cũng có{nl}sự chênh lệch lớn: Chỉ có 4 triệu người kiếm được việc làm tại khu vực{nl}nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1.67 triệu người, trong{nl}khi ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì có tới 40 triệu người.
Chiếm{nl}tỷ lệ lao động lớn nhất nhưng khối kinh tế ngoài nhà nước chỉ đóng góp{nl}47% GDP và 35% giá trị sản lượng công nghiệp. Trong khi đó, khối khu{nl}vực có vốn đầu tư nước ngoài với số lượng lao động ít ỏi lại đóng góp{nl}gần 19% GDP và gần 45% giá trị sản lượng công nghiệp. Việt Nam hiện{nl}không có con số chính xác về tình trạng thất nghiệp, chỉ nói rằng ở{nl}Saigon từ đầu năm đến nay có trên 23 ngàn lao động mất việc, nhưng nhu{nl}cầu tuyển dụng lên đến trên 61,000 người. Vào cuối năm tình hình đình{nl}công gia tăng ở nhiều nơi đa số tại miền Nam, Công nhân biểu tình đòi{nl}tăng lương và đòi cải thiện tình trạng làm việc và bữa ăn cho công{nl}nhân.(SBTN)
{nl}{nl}