Nhân Năm Linh Mục,
kính tặng Cha Tadeo Nguyễn Văn Lý,
với tấm thân liệt lết về phòng biệt giam.
Mùa{nl}Vọng gợi nhớ cho mỗi người Kitô hữu vai trò của các Ngôn sứ, đặc biệt{nl}là Gioan Tẩy Giả. Tin Mừng Luca trích dẫn sách Isaia: “Có tiếng kêu{nl}trong hoang địa” (Lk 3:4). Tiếng kêu gào của Gioan chắc chắn không chỉ{nl}là tiếng kêu được vọng ra từ hoang địa, nhưng chúng ta có thể hiểu được{nl}rằng, tiếng kêu của ông bị lạc lõng như trong hoang địa. Tiếng kêu ấy{nl}được cất lên giữa thị thành, giữa thôn xóm, giữa hội đoàn, … nhưng{nl}không ai lắng nghe, không ai đáp trả. Vì thế, tiếng gào thét của người{nl}ngôn sứ trở nên tiếng gào rên trong hoang địa. Xem chừng, bất cứ ngôn{nl}sứ nào cũng trải qua kinh nghiệm tê tái ấy. Tiếng kêu của người ngôn sứ{nl}bị lảng quên, bị chối từ, và cũng thường khi bị kết án.
Trong tác phẩm The Prophets{nl}(Các Ngôn Sứ), tác giả Abraham J. Heschel đã miêu tả một vài cá tính{nl}rất đặc trưng của người ngôn sứ. Dựa vào tác phẩm này, Br. Huynhquảng{nl}xin chia sẻ một vài cá tính đặc trưng của người ngôn sứ như để nhắc nhở{nl}với nhau rằng: Ngôn sứ của Chúa thời nào cũng có. Họ vẫn sống rất gần{nl}với chúng ta. Họ không cần chúng ta tôn trọng họ, yêu thương họ, nhưng{nl}họ khao khát chúng ta mở mắt và mở lòng để nhận ra dấu chỉ của Chúa{nl}trong thời đại mình đang sống; họ chỉ muốn chúng ta sống theo nhân phẩm{nl}và tiêu chuẩn của người con Chúa. Tiếng kêu gào của người ngôn sứ không{nl}phải ở trong hoang địa, nhưng có lẽ lòng chúng ta đã trở nên hoang địa{nl}từ lâu rồi.
Người ngôn sứ thường hay có tính nóng.{nl}Không có cá tính này, người ngôn sứ khó có thể nêu bật căn tính của{nl}ngôn sứ được. Khi thấy một điều gì sai trái, bất công, người ngôn sứ{nl}phản ứng ngay. Sự phản ứng của họ xuất phát từ bản chất thiện của họ.{nl}Họ không có sự “khôn ngoan” để dừng lại suy nghĩ và tìm “lời hay ý đẹp”{nl}để phản ứng lại hoàn cảnh mà họ đột nhiên đối diện. Ðối với họ, sự{nl}thật, sự thiện chỉ có một, không hề có sự thỏa hiệp hay nửa vời. Ánh{nl}sáng và bóng tối rất rõ ràng, không úp mở. Sự nóng tính của người ngôn{nl}sứ trở nên cần thiết, vì chỉ có sự phản ứng như thế sự thật mới được{nl}tôn trọng. Chậm lại một giây để suy nghĩ, đôi khi sự thật có thể bị bóp{nl}méo theo kiểu “khôn ngoan” của con người.
Người ngôn sứ rất nhạy cảm với sự ác và sự bất công, nhưng cũng rất bao dung cho những ai hãm hại mình. Trái{nl}tim của họ dễ bị tổn thương bởi do chứng kiến sự bất công. Họ khóc với{nl}người bị đàn áp, và cũng rất cương nghị cứng rắn, và không bao giờ chịu{nl}chùn bước đối với sự gian dối. Họ phân biệt sự ác và nạn nhân của sự ác{nl}rất rõ ràng. Tiếng kêu của ngôn sứ là do sự nhận thức bản chất của sự{nl}ác, cho nên những người âm mưu hãm hại ngôn sứ cũng được người người{nl}ngôn sứ coi như là nạn nhân của sự ác. Những con người này cũng là đối{nl}tượng để người ngôn sứ chinh phục. Thật vậy, bởi vì con người ngôn sứ{nl}không có sự nhập nhằn giữa thiện và ác, giữa sự thật và gian dối, giữa{nl}người thi hành sự ác và sự ác, chính vì thế họ coi ánh sáng và bóng tối{nl}là hai thái cực hoàn toàn đối nghịch nhau. Không có sự “xuề xòa, cho{nl}qua” trong ngôn ngữ, thái độ sống, và cách cư xử nơi con người họ. Sự{nl}ác là ác, sự thật là thật; tất cả đều rất rạch ròi, minh bạch. Nếu{nl}không được phú bẩm cho đặc tính nhạy cảm này, người ngôn sứ sẽ không{nl}phân định được thật giả, trắng đen một cách tức thời thì làm sao Lời{nl}của Chúa trở nên điểm chuẩn cho lương tâm con người được?!
Người ngôn sứ thường hay cô đơn và độc hành,{nl}vì lời nói và cách cư xử của họ rất thường khi bị cho là “không giống{nl}ai” và “ngược đời.” Nhiệm vụ của ngôn sứ là nói với mọi người về những{nl}gì mà lương tâm thôi thúc buộc họ phải nói. Ai lắng nghe và ai sẽ khước{nl}từ sứ điệp của ngôn sứ, đối với họ điều đó không quan trọng. Ðối với{nl}ngôn sứ, nói lên sự thật là một trách nhiệm hàng đầu không thể thoái{nl}thác hay lảnh tránh được. Không lạ gì với tính cách ấy, tiếng kêu của{nl}họ trở nên lạc lõng giữa lòng người. Ðúng là như vậy, giữa một xã hội{nl}mà ai ai cũng đi tìm sự thỏa hiệp, an nhàn cho bản thân, ích lợi cho{nl}cộng đoàn mình, thì người ngôn sứ sẽ lội ngược dòng, lời nói của họ{nl}trở nên lạc điệu. Do suy nghĩ và hành động như vậy, người ngôn sứ{nl}thường có ít tâm bạn. Bạn của ngôn sứ thường đa số là người bị áp bức,{nl}nghèo khổ; còn những bạn đồng nghiệp của họ thường hay khoanh tay làm{nl}ngơ, tìm sự yên phận, và cũng có khi trách móc thái độ sống “ngược đời”{nl}của ngươi ngôn sứ.
Người ngôn sứ có khả năng nhìn xuyên thấu chiều dọc của lịch sử.{nl}Ðối với ngôn sứ, họ không nhìn mối lợi trước mắt, nhưng là tự trong{nl}thâm tâm, mọi hành động phải được bắt nguồn và nhắm đến Chân, Thiện,{nl}Mỹ. Lời Chúa là điểm chuẩn và được họ hiểu rất thật và rất cụ thể với{nl}cuộc sống thực tế hằng ngày. Vì thế, họ không cần có những toan tính{nl}hơn thua, được mất khi hành động. Họ có khả năng nhìn thế giới với môt{nl}viễn cảnh đại đồng, chung cuộc, nên lời nói và hành động của họ không{nl}nhắm đến ích lợi cho mỗi cá nhân, hay tập thể địa phương, nhưng nhắm{nl}đến cho cả dân tộc, cho cả nhân loại. Do vậy, những mối lợi trước mắt{nl}của mỗi cá nhân, hay dù là một bộ phận tập thể, sẽ không là gì khi họ{nl}so sánh chúng với những di hại lớn lao trong lịch sử mà do cái nhìn{nl}thiển cận của những con người thường như chúng ta sẽ để lại. Cái nhìn{nl}tổng thể, chiều dài và sâu nơi con người ngôn sứ làm cho họ không bao{nl}giờ đánh đổi những giá trị bất diệt để đạt được mối lợi tạm thời, chóng{nl}qua. Thà chịu thua diệt một thời gian mà bảo toàn được căn tính của{nl}mình, còn hơn tìm một mối lợi trước mắt mà mất đi phẩm chất của bản{nl}thân, cũng như tập thể mình. Dù mối lợi có đạt được lớn lao bao nhiều{nl}đi chăng nữa, nhưng khi đánh mất căn tính của chính mình, của tập thể{nl}mình là đánh mất cả.
Những tiếng than khóc của sự bất công, nghèo đói của đám dân đen thường hay đi vào giấc ngủ của người ngôn sứ.{nl}Ðối với người thường, khi tỉnh giấc họ thường hay suy nghĩ về chính họ,{nl}về người thân của họ. Nhưng đối với ngôn sứ, giấc ngủ của họ thường bị{nl}chập chờn và ám ảnh bởi những tiếng khóc, rên xiết của người bị áp bức.{nl}Những tiếng kêu gào này như xoáy vào tai họ, nhất là trong giấc ngủ.{nl}Ðối với chúng ta, những cảnh nghèo khổ, người tàn tật, hay nạn nhân bị{nl}áp bức chúng ta gặp trên đường cũng chỉ như là những sự kiện bình{nl}thường. Nhưng đối với người ngôn sứ, những hình ảnh ấy, con người ấy đi{nl}vào giấc ngủ của họ. Họ như bị ai đó thúc bách, buộc phải suy nghĩ,{nl}thao thức và tìm kiếm một giải pháp gì đó cho những người xấu số mà họ{nl}gặp gỡ trong cuộc đời. Vì thế, giấc ngủ của người ngôn sứ thường khi{nl}cũng là một trận chiến giữa sự thiện và sự ác.
“Không{nl}một ngôn sứ nào chết ngoài thành Jerusalem” (Lk 13:33). Chết là cái giá{nl}cao nhất mà người ngôn sứ phải trả cho sự thật, cho sứ mạng. Bao lâu{nl}tiếng kêu gào của người ngôn sứ còn quấy rầy trong lòng sa mạc của con{nl}người, thì người nghe chỉ muốn đáp trả bằng cách, “Ông phải chết” (Jer{nl}26:8).
Br. Huynhquảng