Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Quan điểm của Hội đồng Giám mục VN về vụ Giáo Hoàng Học Viện
{nl}Thanh Trúc, RFA {nl}2009-12-18{nl}
{nl}Giáo Hoàng Học Viện, trung tâm{nl}đào tạo hàng giáo phẩm ưu tú của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam tại{nl}thành phố Ðà lạt, bị nhà nước trưng thu từ sau ngày 30 tháng Tư năm{nl}1975 đến giờ, có thể biến thành một công viên văn hóa.
{nl}Giáo Hoàng Học Viện nằm trên một{nl}ngọn đồi gần Viện Ðại Học Ðà lạt, được coi là trung tâm giáo dục và đào{nl}tạo tu sĩ trẻ có kiến thức có khả năng cho hàng giáo phẩm Thiên Chúa{nl}Giáo Việt Nam trước năm 1975.
{nl}Chỉ thị 1940{nl}
{nl}Tháng trước, khi thấy chính quyền{nl}địa phương tiến hành dựng một công viên trên một phần diện tích của{nl}Giáo Hoàng Học Viện thì giám mục Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội Ðồng{nl}Giám Mục Việt Nam, đã lên tiếng yêu cầu dừng việc xây cất trên cơ sở{nl}được coi là biểu tượng giáo dục của Công Giáo trong nước.
{nl}Trả lời về việc xây công viên văn{nl}hóa trên đất của Giáo Hoàng Học Viện, ông Ngô Văn Ðức, phó giám đốc Sở{nl}Nội Vụ kiêm trưởng ban tôn giáo tỉnh Lâm Ðồng, cho biết:
{nl}Giáo Hoàng Học Viện Ðà lạt thì bây giờ người phát ngôn chính thức là{nl}ông chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh chứ chúng tôi không biết chuyện này{nl}bởi vì cái này nhà nước vẫn đang quản lý. Theo tinh thần của chỉ thị{nl}1940 nhà nước sử dụng phúc lợi thì tiếp tục sử dụng phúc lợi thôi, hỏi{nl}ủy ban nhân dân tỉnh thôi... {nl}
{nl}Từ năm 1964, mảnh đất nơi Giáo{nl}Hoàng Học Viện tọa lạc được cấp quyền sở hữu vĩnh viễn cho Tòa Khâm{nl}Mạng, Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam. Sau khi bị nhà nước trưng dụng{nl}năm 1975, đến năm 1993 Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nhiều lần kiến nghị{nl}chính phủ Việt Nam trả lại cơ sở cho giáo hội. Thế nhưng các cơ quan{nl}chức năng không bao giờ trả lời Hội Ðồng Giám Mục về chuyện này.
{nl}Quan điểm của Hội đồng Giám mục{nl}
{nl}Từ Ðà lạt, chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, đức giám mục Nguyễn Văn Nhơn, bày tỏ quan điểm: {nl}
{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Tôi cũng{nl}đã cố gắng làm những cái việc trong khả năng trong thẩm quyền của tôi.{nl}Không phải chỉ với tính cách riêng tư mà với tính cách Hội Ðồng Giám{nl}Mục Việt Nam . Còn kết quả hay là nhà nước trả lời như thế nào thì{nl}chúng tôi đâu có thể biết được. Nhưng mà tôi chỉ thấy rằng những cái{nl}việc cần làm thì chúng tôi phải làm và nếu có gì cần phải làm nữa cho{nl}đúng thì chúng tôi vẫn cố gắng thôi. Cho nên tôi không thể nói gì thêm{nl}được nữa. {nl}
{nl}Thanh Trúc: Thưa cái nhìn cũng{nl}như phản ứng của phía Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nói chung và giám mục{nl}Nguyễn Văn Nhơn nói riêng về mảnh đất mà đã được cấp quyền sở hữu vĩnh{nl}viễn vào ngày 21 tháng Chín 1964, làm thế nào để bảo tồn Giáo Hoàng Học{nl}Viện như là một biểu tượng của giáo dục Công giáo?{nl}
{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Vâng{nl}chúng tôi cũng rất là quan tâm, chúng tôi cũng nỗ lực hết sức. Chúng{nl}tôi làm những văn thư và trình bày những điều đó lên chính quyền địa{nl}phương cũng như Trung ương. Chúng tôi vẫn muốn có Giáo Hoàng Học Viện{nl}đó để làm những công việc đào tạo có chất lượng cao. Chúng tôi cũng có{nl}những chương trình nhưng mà khả năng của chúng tôi cũng chỉ là trình{nl}bày cái ý tưởng cái mong muốn và cái chương trình của chúng tôi. Còn{nl}chuyện nhà nước sẽ trả lời như thế nào thì chúng tôi chưa biết. Chúng{nl}tôi vẫn đợi.{nl}
{nl}Thanh Trúc: Cho đến lúc này thì phía chính quyền cũng chưa có một câu trả lời nào dứt khoát ? {nl}
{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Vâng.{nl}
{nl}Thanh Trúc: Thưa Ðức Cha, hiện tình trạng của Giáo Hoàng Học Viện là như thế nào?{nl}
{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Chúng{nl}tôi thấy có xe, có công nhân vào mở đường và trồng cây. Cái nhà thì vẫn{nl}còn nguyên vẹn như vậy, còn những gì ở bên trong thì chúng tôi không có{nl}vào để mà biết được. {nl}
{nl}Thanh Trúc: Giáo dân cũng có nói trong khuôn viên của Giáo Hoàng Học Viện có một số hộ dân đã ở trong đó rồi.{nl}
{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Vấn đề hộ dân là công việc của bên chính quyền , thành ra chúng tôi đâu có đếm xỉa gì tới vấn đề đó. {nl}
{nl}Thanh Trúc: Thưa Ðức Cha, chúng{nl}tôi có gọi về cho ông Ngô Văn Ðức, tức phó giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Lâm{nl}Ðồng kiêm trưởng ban tôn giáo tỉnh và ông Ngô Văn Ðức trả lời rằng{nl}chuyện này thuộc chính quyền phải để cho chính quyền giải quyết.
{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Về{nl}chuyện đó thì tôi không thể trả lời thay cho bên uỷ ban tôn giáo được{nl}vì chúng tôi đâu có thể biết sự sắp xếp công việc bên trong nội bộ của{nl}họ được. {nl}
{nl}Thanh Trúc: Thưa Ðức Cha Phêrô{nl}Nguyễn Văn Nhơn, ông còn muốn trình bày thêm điều gì, hay là nguyện{nl}vọng ý kiến của ông về vấn đề này?
{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Không{nl}phải chỉ là ý kiến riêng của tôi nhưng mà tôi trình bày ý kiến của Hội{nl}Ðồng Giám Mục Việt Nam, là muốn được có cơ sở đó để trong tương lai làm{nl}thành trung tâm đào tạo các chức sắc tôn giáo với một trình độ cao hơn,{nl}nghĩa là trình độ cử nhân và tiến sĩ. Ðó là ước vọng của chúng tôi. Tức{nl}là mình cứ nói ý kiến của mình rồi mình lắng nghe. {nl}
{nl}Thanh Trúc: Thế nhưng cho tới lúc này vẫn chưa có phản hồi từ phía cơ quan chức năng?{nl}
{nl}ÐGM Nguyễn Văn Nhơn: Chưa có,{nl}cho tôi dừng lại ở điểm đó vì tôi chỉ thấy những điều nằm trong sự hiểu{nl}biết của tôi. Còn nếu đi sâu hơn thì tôi đâu có biết được thêm cái gì{nl}nhiều. {nl}
{nl}Với tinh thần hòa hoãn mà Hội{nl}Ðồng Giám Mục Việt Nam chủ trương trong bất cứ vấn đề khiếu nại hay{nl}tranh cãi nào về đất đai và tài sản của giáo hội, phản ứng trong cộng{nl}đồng dân Chúa giáo phận Ðà lạt cũng không mạnh mẽ như vụ Thái Hà hay{nl}Tam Tòa ở miền Trung.
{nl}Tuy nhiên trong lòng người của{nl}thành phố Ðà lạt thì Giáo Hoàng Học Viện hay Giáo Hoàng Học Viện Thánh{nl}Piô vẫn xứng đáng là một cơ sở tôn giáo hơn là một công viên.