Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Hồi ký: Những Câu Chuyện Về Một Thời: Tình hình các địa phận sau 1954
    + GM Phaolô Lê Ðắc Trọng{nl} {nl}

    Sau{nl}ngày 20-7. Trừ địa phận Hà Nội, các địa phận đang trong tình trạng{nl}không người chăn dắt. Ðức Khâm Sứ Dooley và cha thư ký của ngài O’{nl}driscoll vẫn ở Hà Nội. Ngày ngày Ðức Khâm Sứ và cha thư ký để ra hàng{nl}giờ đồng hồ để đi dạo phố, ít khi các ngài bỏ việc đó. Không hiểu các{nl}ngài đi bộ cho khoẻ hay để làm gì. Chắc là cán bộ cũng không vui mắt,{nl}vì ngày nào cũng thấy hai người ngoại quốc cao lêu nghêu, trong bộ áo{nl}trùng thâm đi “lượn trên đường phố”. Ðức Cha Khuê, ngược lại hẳn, không{nl}ra khỏi nhà. Các cửa trước đây chỉ có cửa chớp, thì đã có những chấn{nl}song rào chặt: nội bất xuất, ngoại bất nhập. Cũng là may, vì có những{nl}lúc cần phải đóng kín để không ai lọt vào. Không phải là để giữ kẻ{nl}trộm, nhưng là giữ người ngay. Người ngay đó là con cái mình, là những{nl}người vỗ ngực nói: “Chúng tôi mới là giáo hữu” chân chính. Vì có những{nl}lần, những người giáo hữu chân chính này được sự thúc đẩy bởi đâu đó,{nl}từng đoàn lũ năm, sáu chục người kéo nhau đến để ý kiến với Bề Trên{nl}hoặc xin bỏ điều này, làm điều kia theo ý họ. “Hội Thánh bây giờ dễ{nl}mà!”. Người Công giáo cũng phải làm việc gì để tỏ ra yêu nước. Ðể rửa{nl}cái tiếng xấu mà đạo ta đã mắc là: “vì đạo mà mất nước”. (có ý nói,{nl}ngày trước vì đạo, mà người Tây đã đến chiếm nước ta, cai trị nước ta{nl}cả trăm năm).

    Không phải Ðức Cha Khuê không đi đâu. Ngài đã đi{nl}rất hăng. Trong mấy năm đầu, ngài đi khắp địa phận. Mấy năm cải cách{nl}không đi đâu được. Sau đó ngài lại đi các nơi được một năm thì vào lúc{nl}sửa sai. Hết sửa sai mới không đi đâu được. Các vị đọc đoạn này có biết{nl}thế nào là sửa sai, thời kỳ sửa sai không?

    Ðại để như sau: trong{nl}thời kỳ cải cách ruộng đất 1958. Khẩu hiệu được nêu cao “nhất Ðội nhì{nl}Trời”. Ðội là đội ngũ cán bộ đi làm việc cải cách ruộng đất ở nông{nl}thôn. Ðội lộng hành: cho ai chết thì người ấy phải chết. Cho ai sống{nl}thì người ấy được sống. Trời còn phải thua - Nhất Ðội nhì Trời. Nhưng{nl}cũng như người ta có lúc bảo: Trời không có mắt, đánh đập lung tung;{nl}thì Ðội còn trên cả Trời, đánh đập còn lung tung hơn cả Trời. Ðánh sai,{nl}đánh bậy, đánh láo, đánh bừa. Oan hồn kêu ca, người vô tội kêu ca,{nl}người lành kêu ca, cả đến người dữ cũng không giữ được miệng. Do đó{nl}phải có cuộc chấn chỉnh lại, đánh giá lại: cái đúng bảo là đúng, sai{nl}bảo là sai, rồi cố sức lấy can đảm sửa sai. Ðường lối cũng kể là nhân{nl}đức. Những người làm sai sửa được bao nhiêu không biết? Còn người bị{nl}quy sai, đòi sửa sai cũng cất tiếng kêu than khắp nơi khắp chốn. Vì ở{nl}chỗ nào cũng có sai, chỗ nào cũng có tiếng kêu ai oán.

    Nhân đó{nl}cái dây căng thẳng đang xiết chặt dân chúng như bi đứt tung ra, những{nl}người bị qui sai vùng lên – và hầu hết là sai – vì trong cải cách ai{nl}cũng phải tìm cách mà tố cáo, không có thì phải bịa đặt, dối trá. Mà{nl}thường là bịa đặt. Nên biết sửa từ đâu? sửa cho ai trước? Các cán bộ{nl}cải cách chuyển đi đâu hết, có còn đứa nào mà vạch mặt. Thế mới biết{nl}cái khéo léo đến quỷ quyệt của việc cải cách những nhân viên, đội viên{nl}được chọn từ đâu không ai biết, rồi xong công việc họ biến đâu hết. Có{nl}thấy mặt anh nào đã làm sai. Bấy giờ tung ra cái tin rạch mép bọn{nl}chúng. Nhưng có bắt được tên nào đâu mà rạch mép. Cái khéo léo là bọn{nl}đó từ đâu đến không ai biết, rồi chúng biến đi đâu, lúc nào không ai{nl}biết. Những mẹo quỉ quái đó chắc là từ bên Nga, bên Tàu đã nghiên cứu,{nl}và dân ta chỉ học lại.

    Sau này làm sai cũng là một chính sách.{nl}Khi mà quyết định giết sạch, phá sạch, quét sạch, thì làm sao đúng hết{nl}được. Cải cách như là một “cái roi” từ trời xuống, đập tan, đánh đổ,{nl}phá sạch, không phân biệt tốt xấu. Nay còn biết chỗ nào sai mà sửa lại.{nl}Nói sai, thì có thể nói là sai hết. Và sai hết thì sửa làm sao?

    Ta{nl}cứ tưởng tượng, một khối người bị những dây ràng buộc trói chặt, cả tay{nl}cả người, từ thể xác đến tinh thần, từ trên đến dưới, bây giờ các dây{nl}ràng buộc đứt tung. Cả khối bung ra, bắn toé từng mảnh văng đâu thì{nl}văng, chẳng còn định hướng, luật lệ chi cả. Sau mấy năm tháng cải cách,{nl}lúc mà nhất Ðội nhì Trời, ai dám nhìn qua Trời mà tới Ðội. Ngày nay{nl}công việc tan tành, gọi là sửa sai, sai ở chỗ nào, ở người nào?

    Ðối{nl}với đạo, được một thời kỳ tương đối tự do. Ðức Cha Khuê nhân cơ hội đi{nl}các nơi, đi bất cứ lúc nào, muốn đi đâu thì đi, thỉnh thoảng ngài xuống{nl}Nam Ðịnh, vào nhà xứ không thấy tôi, đến nhà ông trương Trúc và ăn cơm{nl}ở đó.

    Cũng nên nói: chỉ có hai người ở miền Nam Ðịnh mà Ðức Cha{nl}Khuê tiếp chuyện và họ hầu chuyện được với Ðức Cha, đó là ông Trương{nl}Trúc, và bà Trùm Dung. Bà này chỉ là công nhân nhà máy Dệt, ít chữ{nl}nghĩa, ít nói. Nhưng có lẽ cái vẻ hiền lành đạo đức của bà làm ngài dễ{nl}gần.

    Trong hơn một năm, ngài đi thoáng qua được nhiều nơi trong{nl}địa phận. Rồi công việc dần dần thấy khó khăn. Lần ở Kẻ Sở về quá Phủ{nl}Lý, người ta chặn xe hỏi giấy.

    Nghiêm trọng nhất là việc xảy ra{nl}ở xứ An Lộc. Cha xứ An Lộc là cha Vũ Xuân Kỷ, lúc này đang đứng đầu{nl}nhóm Công giáo cấp tiến, là nhóm Công giáo theo nhà nước, thường mệnh{nl}danh là nhóm Công giáo “yêu nước”, vì họ thích gán danh từ “yêu nước”{nl}cho mình.

    Nhóm quấy phá

    Hội Liên Lạc không phải là{nl}một hội được thành lập để tồn tại và xây dựng đạo giáo. Nó chỉ là một{nl}cách chia để trị, lấy gậy ông đập lưng ông. Gây rối, làm xáo trộn trong{nl}đạo, nhà nước đâu có làm. Ðó là những người trong đạo đấy chứ. Ðúng{nl}thế. Có người cán bộ hay vô thần nào đi vào nhà thờ mà quấy rối? Có sắc{nl}lệnh hay đạo luật nào chạm đến đạo? Chẳng thấy người ngoài nào mà chỉ{nl}thấy toàn là người Công giáo phá quấy trong nhà thờ.

    Nhưng người{nl}Công giáo quấy phá này là thế nào? Thường thường họ là những người khô{nl}khan, hoặc những người đã có chuyện gì với nhà xứ, nên họ ác cảm với{nl}các linh mục, hoặc người làm việc nhà thờ. Có cả những người sống lỗi{nl}luật đạo, chẳng hạn bỏ vợ lấy vợ khác, hoặc kết bạn không hợp phép đạo.{nl}Họ được người ta tuyển chọn, tuyên truyền nhồi nhét những tư tưởng đối{nl}nghịch với đạo, được phát động chống Giáo Hội. Thực ra, những người này{nl}chỉ có thể chống đạo bằng cách quấy phá.

    Này đây: Một hôm Cha{nl}Antôn Nhân cất Mình Thánh ở Nhà thờ Khoái Ðồng, thế là một dịp cho họ{nl}quấy phá. Xứ Khoái Ðồng là một xứ nhỏ bé, lúc này độ năm, sáu chục giáo{nl}dân, ở trong thành phố Nam Ðịnh, nhưng lại thuộc quyền trị của địa phận{nl}Bùi Chu. Miền đất đó trước kia ngăn cách với thành phố Nam Ðịnh bởi một{nl}con sông nhỏ, con sông ngăn cách, hay đứng làm ranh giới giữa Hà Nội và{nl}Bùi Chu. Con sông đó được lấp đi, và một con sông đào xuất hiện bao vây{nl}khu đất đó cho sát nhập với thành phố. Khu Khoái Ðồng đó bỗng nhiên là{nl}phần đất trong thành phố nhưng thuộc quyền Jundictio của Bùi Chu.

    Khi{nl}chia địa phận Bùi Chu thành địa phận Dòng, khu Khoái Ðồng đó được địa{nl}phận nhường cho dòng Ðôminicô, đổi lại, các cha Ðôminicô trả lại trụ sở{nl}nhà dòng Quần Phương, cho Tòa Giám Mục.

    Khu Khoái Ðồng từ năm{nl}1945, trở thành trụ sở của Dòng Ðôminicô, hiện còn cai quản ba địa phận{nl}ở miền Bắc: Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh. Có trường Ðại Chủng Viện{nl}Albertô cho các Chủng sinh Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bùi Chu.

    Có{nl}xứ Khoái Ðồng ranh giới về phía thành phố là phố Bến Ngự, Hàng Ðồng… về{nl}phía số lẻ. Phân định theo nguyên tắc, nhưng thực sự từ 1948, hầu hết{nl}giáo dân đổ xô về phía “thành phố”, phía “tỉnh”, tức là xứ Nam Ðịnh{nl}thuộc địa phận Hà Nội.

    Từ năm 1948 đến 1954, xứ Khoái Ðồng khá{nl}sầm uất. Có lúc như cạnh tranh với xứ bên cạnh. Lợi thế của xứ: Nhà{nl}Khoái Ðồng to lớn, có cha xứ nhà thờ do Dòng Ðôminicô cắt đặt. Ngoài ra{nl}những dịp lễ lớn, có lực lượng Tu Viện Ðôminicô, Ðại Chủng Viện Albertô{nl}tham gia, giáo dân tuy một, hai trăm, nhưng tổ chức rất rầm rộ. Bà con{nl}giáo dân thành phố cũng thích sang tham dự, vì là khách, được trọng{nl}vọng, có chỗ ngồi.

    Vào năm 1952-1953, tôi về Hà Nội làm thư ký{nl}Toà Giám Mục, không có linh mục trẻ đứng tổ chức hội đoàn, bà con kéo{nl}nhau sang Khoái Ðồng hết. Những đám rước có cả mấy trăm cụ ông cụ bà{nl}sốt sáng trong bộ áo Dòng Ba Ðôminicô. Nên khi tôi về lại Nam Ðịnh{nl}1953, kiếm mãi mới được vài chục ông bà còn “trung kiên” ở lại để làm{nl}nhân viên hội “Ðạo Binh Ðức Mẹ” và Dòng Ba Thánh Phanxicô.

    Năm{nl}1958, Kỷ niêm 100 năm Ðức Mẹ hiện ra ở Lộ Ðức. Năm Ðức Mẹ, cũng tương{nl}đương như năm Toàn Xá. Thường thường là các xứ tự tổ chức lấy chương{nl}trình. Ðịa phận chỉ đưa ra mấy nét chính. Xứ Nam Ðịnh tổ chức mừng Năm{nl}Thánh vào các ngày lễ lớn. Ðặc biệt là vào ngày 11 tháng 2 năm 1958.{nl}Một cuộc rước lớn từ An-Phong về nhà thờ lớn. Tượng Ðức Mẹ để trên một{nl}chiếc kiệu là một cỗ xe. Một ngọn núi lớn bằng giấy, cao tới 2 phần 3{nl}tháp nhà thờ được dựng lên trước cửa nhà thờ. Tượng rước từ An-Phong{nl}về, được đặt trên núi, và Thánh lễ chủ sự cử hành ở bàn thờ cũng ở lưng{nl}chừng núi. Lúc đó, người ta thích cung cách tổ chức trên cao như thế.

    Có{nl}người kể rằng, hôm đó Bác Hồ về qua Nam Ðịnh thấy có cuộc rước to tát{nl}như thế, nói với địa phương: “Bây giờ mà còn thế à!”. Thế mới biết ở{nl}Nam Ðịnh việc đạo vẫn đàng hoàng. Ðược vậy là nhờ lòng sốt sáng của{nl}giáo dân. Phần lớn là người gốc Bùi Chu. Dĩ nhiên những người Bùi Chu{nl}không phải tất cả là sốt sáng. Có những người sốt sáng nổi bật, mà{nl}những người khô khan thì cũng vào hạng độc nhất. Những người tiêu biểu{nl}cho lòng đạo đức, cũng gốc Bùi Chu, mà những người đứng lên chống phá{nl}đạo cũng là gốc Bùi Chu hoặc Phát Diệm.

    Ta thử xem ở Nam Ðịnh, Hà Nội, những người chống đạo là ai?

    Người{nl}ta có chủ trương phá tôn giáo – Và người ta không muốn làm việc đó theo{nl}lối những vua chúa ngày xưa: bắt bớ, tù đầy, giết chóc. Bây giờ người{nl}ta nói: phá đạo một cách khoa học: lấy chính người có đạo mà phá đạo.

    Họ thực hiện thế nào?

    Ðây{nl}một xứ đạo: Trong xứ hiện tại 95% giữ đạo, một số còn lại lờ mờ, khô{nl}khan, cũng lấy vợ nọ con kia. Một số rất ít chẳng may có cái gì vướng{nl}vấp với xứ đạo, với cha xứ. Thế là người ta khai thác những người này.{nl}Không phải để chống lại cha xứ, cho bằng làm dụng cụ gây rối trong nhà{nl}thờ. Ví dụ: lần kia cha Nhân cất Mình Thánh ở nhà thờ, vì người giữ nhà{nl}thờ đã bội phản, làm cho nhà thờ ấy mất tính cách chính đáng. Buộc phải{nl}cất Mình Thánh. Người ta cho việc cất Mình Thánh là loại bỏ nhà thờ đó,{nl}tựa như “rút phép thông công”. Chính ra trong Hội Thánh có hình phạt{nl}trong những trường hợp đó, gọi là “vạ cấm” (interdit).

    Người{nl}ta phản bội bằng cách nào? Lựa một ngày Chủ Nhật hay lễ lớn nào đó. Một{nl}số người “chống đối” được chỉ định ngồi rải rác trong nhà thờ – chờ lúc{nl}nào linh mục giảng, tìm cơ hội phá rối. Chẳng hạn linh mục giảng về ăn{nl}năn thống hối tội lỗi để dọn mừng lễ, chừa nết xấu như cờ bạc rượu chè,{nl}giai gái. Nói đến tiếng rượu chè cờ bạc giai gái, những tiếng có vẻ tục{nl}hoá. Thế là một người nào đó, ngồi bên cạnh can: để cho chúng tôi nghe{nl}giảng. Thế là người kia cũng nói lớn “xin cha giảng Phúc âm”. Cả bọn{nl}người định quấy phá, đang ngồi rải rác các nơi, nhất loạt nói lớn “xin{nl}cha giảng Phúc âm”. Rồi những tiếng phản lại khắp nhà thờ ồn ào như{nl}cảnh chợ, linh mục không còn giảng được nữa, đành lên bàn thờ, đành cất{nl}Kinh đền tạ Trái Tim Chúa, để xin Chúa tha thứ về cảnh lộn xộn bất xứng{nl}như thế trong nhà thờ, rồi tiếp tục dâng lễ.

    Ðó là trường hợp{nl}phá rối bình thường, còn có những cuộc phá rối đi đến tù ngục. Như một{nl}lần, đang khi có cảnh xôn xao lộn xộn trong nhà thờ. Anh trưởng ban hát{nl}trên gác đàn, đứng ra trước bao lơn nhìn xuống cảnh lộn xộn. Anh bị qui{nl}cho cái tội đứng trên gác đàn nói “đánh chết bỏ mẹ nó đi”.

    Như{nl}vậy anh bị qui trong các tội “đứng chỉ huy việc ẩu đả”, vì hôm đó có{nl}việc lộn xộn gần như ẩu đả. Chính cái người đàn bà, mụ ta đứng đầu gây{nl}rối hôm đó, tỏ vẻ hung hăng gây rối, để cho đến chỗ dùng chân tay, và{nl}bà ta đã đi tới chỗ gần xô xát nhau. Bà đến thẳng gác đàn, gặp một chị{nl}trong ban hát xuống, bà ta gây sự. Chẳng biết có chuyện võ lực hay{nl}không, chị này bị bắt giam, vì đã tát bà kia, chị bị giam ba tháng, và{nl}được tha sớm vì đang mang thai. Còn anh đứng ở bao lơn, bị qui là chỉ{nl}huy việc đánh người, bị kết án tù 3 năm và án treo 6 năm. Cái án treo{nl}này nó lơ lửng treo cổ anh, hết 6 năm này, tiếp 6 năm khác, vì chưa cải{nl}tạo tốt, rồi cứ thế lủng lẳng trên cổ anh cho tới lúc anh lìa đời, vào{nl}cái tuổi ngoài 50.

    Lòng tin đạo

    Lòng tin đạo, ở{nl}đâu và thời nào cũng thế, không ở những thử thách mà phai mờ hoặc mất{nl}đi, trái lại, những thử thách đó, như những nét chấm phá trên một bức{nl}tranh, làm cho bức tranh càng sống động tươi đẹp hơn. Trường hợp ở xứ{nl}Nam Ðịnh thật là đặc biệt.

    Những ngày đầu 1954, trong xứ những{nl}khuôn mặt quen biết không còn. Nếu có còn năm, bảy gia đình, thì rồi ít{nl}lâu cũng biến mất. Tiêu biểu nhất là hai gia đình ông giáo Nhàn và ông{nl}trương Trúc. Hai gia đình đứng đầu trong xứ cả về mặt uy tín, cả về mặt{nl}tài chính. Gia đình ông giáo Nhàn ít lâu cũng biến mất. Còn lại gia{nl}đình ông trương Trúc, thực sự chỉ còn những con dại, chứ những con lớn{nl}thì đã đi từ lâu. Một số những khuôn mặt mới xuất hiện, khiêm tốn. Ông{nl}Thụy, Bà Khang Ðinh, Ông Lương Càn, họ chỉ có mặt nơi nhà thờ cách đều{nl}đặn, sáng chiều, Lễ và Chầu.

    Còn tiếp{nl}
    {nl}

    {nl}
    {nl}{nl}
    Posted on 19 Dec 2009
    [ print ]


    FreeVietNews
  • TIẾNG KÊU TRONG HOANG ĐỊA -- posted on 21 Dec 2009
  • Quan điểm của Hội đồng Giám mục VN về vụ Giáo Hoàng Học Viện -- posted on 21 Dec 2009
  • Thấy gì qua công văn MẬT của Sở nội vụ Sơn La về Noel 2009- CTV -- posted on 21 Dec 2009
  • SẬP NHÀ ĐANG XÂY, 5 NGƯỜI CHẾT, 4 NGUY KỊCH -- posted on 21 Dec 2009
  • NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT LẠI TẠM DỪNG VẬN HÀNH -- posted on 21 Dec 2009
  • ĐÌNH CÔNG LIÊN TIẾP TẠI VIỆT NAM -- posted on 21 Dec 2009
  • MÁY BAY CHỞ NGUYỄN TẤN DŨNG BỊ HỎNG TẠI NGA -- posted on 21 Dec 2009
  • ĐÃ CÓ 50 NGƯỜI CHẾT VÌ CÚM H1N1 -- posted on 21 Dec 2009
  • CHÁY KHO HÀNG TẾT, HÀNG TRĂM DÂN HOẢNG LOẠN -- posted on 21 Dec 2009
  • VIỆT NAM BẮT DU HỌC SINH VỀ NƯỚC SAU KHI TỐT NGHIỆP: NHIỀU SINH VIÊN PHẢN ĐỐI KỊCH LIỆT -- posted on 21 Dec 2009
  • EXXON MOBIL KHOAN THĂM DÒ DẦU KHÍ TẠI MIỀN TRUNG VIỆT NAM -- posted on 19 Dec 2009
  • PHẢN ỨNG CỦA BẮC KINH ĐỐI VỚI VIỆC VIỆT NAM MUA VŨ KHÍ CỦA NGA VÀ MỞ RỘNG QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VỚI MỸ -- posted on 19 Dec 2009
  • VIỆT NAM MUỐN MUA MÁY BAY VÀ TRỰC THĂNG CỦA PHÁP -- posted on 19 Dec 2009
  • THỨ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SANG NAM HÀN -- posted on 19 Dec 2009
  • NGUYỄN MINH TRIẾT BỊ QUAY VỀ VIỆC CẤM INTERNET -- posted on 19 Dec 2009
  • NGUYỄN MINH TRIẾT KHÔNG THOÁT KHI BỊ SLOVAKIA NÊU VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM -- posted on 19 Dec 2009
  • ĐÌNH CÔNG VÌ BỊ HẠN CHẾ ĐI VỆ SINH -- posted on 19 Dec 2009
  • ÚC XỬ TÙ 6 GỐC VIỆT RỬA TIỀN 68 TRIỆU ĐÔ, DO 2 PHI CÔNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM CẦM VỀ SAIGON GIAO -- posted on 19 Dec 2009
  • Hồi ký: Những Câu Chuyện Về Một Thời: Tình hình các địa phận sau 1954 -- posted on 19 Dec 2009
  • Ông Nguyễn Minh Triết bị mang lên đoạn đầu đài YouTube -- posted on 19 Dec 2009
  • VỤ BÁT NHÃ: TĂNG SINH LÀNG MAI CHÍNH THỨC RỜI CHÙA PHƯỚC HUỆ -- posted on 18 Dec 2009
  • HÀ NỘI HOÃN PHIÊN XỬ CÔ PHẠM THANH NGHIÊN -- posted on 18 Dec 2009
  • HOA KỲ CÓ Ý ĐỊNH ĐÀM PHÁN TỰ DO MẬU DỊCH VỚI VIỆT NAM -- posted on 18 Dec 2009
  • VIỆT NAM TÌM CÁCH ĐƯƠNG ĐẦU VỚI NHỮNG THÁCH THỨC TỪ TRUNG CỘNG -- posted on 18 Dec 2009
  • TÒA ÁN XÉT XỬ TỘI ÁC KHMER ĐỎ CHÍNH THỨC TRUY TỐ HAI CỰU LÃNH ĐẠO NUON CHEA VÀ IENG SARY VÌ TỘI DIỆT CHỦNG -- posted on 18 Dec 2009
  • SANG NĂM, XUẤT CẢNG SẼ KHÓ KHĂN HƠN -- posted on 18 Dec 2009
  • BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐE DỌA LÚA GẠO VIỆT NAM -- posted on 18 Dec 2009
  • PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI QUAN NGẠI VỀ NGUYỄN TIẾN TRUNG, HUMAN RIGHTS WATCH PHẢN ĐỐI VỤ CHÙA PHƯỚC HUỆ -- posted on 18 Dec 2009
  • HUMAN RIGHTS WATCH KÊU GỌI CÁC NHÀ TÀI TRỢ LÊN ÁN HÀ NỘI TRONG VỤ ĐÀN ÁP TẠI BÁT NHÃ VÀ PHƯỚC HUỆ -- posted on 18 Dec 2009
  • TĂNG NI BÁT NHÃ GỬI THƯ LÊN TỔNG THỐNG SARKOZY, XIN ĐƯỢC TẠM TRÚ TẠI PHÁP -- posted on 18 Dec 2009
  • 40,000 NGƯỜI CẦU NGUYỆN MỪNG GIÁNG SINH TẠI SAIGON -- posted on 18 Dec 2009
  • HOA KỲ VÀ VIỆT NAM QUYẾT ĐỊNH MỞ RỘNG QUAN HỆ GIỮA HAI QUÂN ĐỘI -- posted on 18 Dec 2009
  • THỦ TƯỚNG ĐI NGA, CHỦ TỊCH ĐI TÂY BAN NHA, BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG SANG MỸ -- posted on 18 Dec 2009
  • GIÁ VÉ XE ĐÒ TẾT TĂNG CAO NHẤT 60% -- posted on 18 Dec 2009
  • DU KHÁCH BỎ CHẠY KHỎI VIỆT NAM, DU LỊCH SAIGON ĐÓNG CỬA ÀO ẠT -- posted on 18 Dec 2009

  • line

    gia chanh

    Yaourt
    yaourt3-250x150.jpgVật liệu:
    - 1 lon sữa ông thọ
    - 1 lon nước sôi (đong bằng lon sữa ông Thọ - 1 lon)
    - 2 lon sữa tươi (đong bằng lon sữa ông Thọ - 2 lon)
    - 1 hũ yaourt cái hiệu Dannon 8 oz - loại "plain"...




     HÍ HỌA
    Ảo tưởng và thực tế
    (by Bob Gorrell)


    Coi chừng tui bấm nút!
    (by Olle Johansson)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam