{nl}{nl}{nl}{nl}
Tin Paris - Các nhân vật tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam ở nước ngoài cho rằng tình hình chung về quyền con người tại Việt Nam đã trở nên tồi tệ hơn trong năm 2009, mặc dù con số những nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt trong năm vừa qua thấp hơn con số của năm 2008. Họ cũng nêu lên một số sự kiện mà họ xem là cơ hội để thăng tiến nhân quyền Việt Nam trong năm 2010, trong đó có sự kiện là Việt Nam sắp sửa trở thành chủ tịch đầu tiên của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền. Trong Ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12 vừa qua, giới hữu trách Cộng sản Việt Nam đã thông qua các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát để tuyên bố rằng Việt Nam luôn luôn tôn trọng nhân quyền và không ngừng cố gắng để thăng tiến cho quyền con người.
Tuy nhiên, các nhân vật tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam ở nước ngoài cũng có một nhận xét tương tự như các nhà lập pháp của nghị viện Âu châu. Họ cho rằng tình hình về quyền con người ở Việt Nam trong năm vừa qua đã xấu hơn những năm trước. Ông Võ Văn Ái, người đứng đầu một tổ chức phi chính phủ ở Paris có tên Ủy ban quyền làm người Việt Nam, cho biết so với năm 2008 thì tình hình về quyền con người ở Việt Nam trong năm vừa qua chẳng những là không cải thiện mà ngày càng tồi tệ. Ví dụ chưa đầy 2 tuần lễ sau khi Việt Nam phúc trình vế nhân quyền tại Liên hiệp quốc thì 9 nhà hoạt động dân chủ đã bị kết án, tổng cộng 32 năm tù giam cộng với 27 năm quản chế, chiếu theo điều 88 của Bộ Luật hình sự là ôtuyên truyền chống phá nhà nước.
Ông Võ Văn Ái cũng nêu lên những vụ việc liên quan tới Quyết định 97 của Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và quyết định tự giải thể của Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam để chứng minh cho nhận xét là Việt Nam thông qua một số luật lệ không phải để bảo vệ cho người dân trước luật pháp, mà để bóp nghẹt những quyền tự do cơ bản như tự do ngôn luận. Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng, Giám đốc Tổ chức Báo nguy Cứu người vượt biển là người đã nhiều lần điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền Việt Nam cũng nhận xét tương tự và cho rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2009 không có mặt nào được cải thiện so với những năm trước đó là năm 2007 và 2008. Số người bị bắt và giam giữ có giảm đi. Chẳng hạn như năm 2008 đếm được khoảng 28, 30 người bị bắt, trong năm 2009 thì có khoảng 14, 15 người.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là tình trạng có cải thiện mà vì phần lớn những người khác đều đã bị bắt năm 2008 rồi. Số người bị bắt năm nay ít hơn nhưng ngược lại các vụ đàn áp tôn giáo, từ Công giáo, Tin lành đến Phật giáo, kể cả Phật giáo Tiểu thừa Khmer Krom, cũng đã gia tăng nhiều hơn trong năm nay so với những năm trước đây. Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, người đứng đầu Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, cho biết ở Việt Nam hiện nay các quyền cơ bản của con người, như quyền tư hữu, quyền tự do lập hội, và tự do phát biểu, đã bị siết chặt hơn trước thay vì ngày càng mở ra như xu thế chung của các nước khác trên thế giới.(SBTN)