{nl}{nl}{nl}
Tin{nl}Copenhagen - Trong bản Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2010 do tổ chức{nl}phi chính phủ Germanwatch công bố hôm qua bên lề hội nghị Copenhagen,{nl}Việt Nam là một trong 4 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng{nl}khí hậu khắc nghiệt trong gần 20 năm gần đây từ năm 1990 đến 2008. Theo{nl}bản báo cáo này, Việt Nam đi sau ba quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề{nl}nhất là Bangladesh, Miến Ðiện và Honduras, nhưng đứng trên các nước như{nl}Nicaragua, Haiiti, Ấn Ðộ, Cộng hòa Dominica, Phi Luật Tân và Trung cộng.
Thống{nl}kê cho thấy trong gần hai thập niên qua, tại Việt Nam các trận bão, lũ{nl}lụt và hạn hán, trung bình mỗi năm làm cho 466 người thiệt mạng, gây{nl}tổn thất vật chất trên 1.5 triệu mỹ kim. Riêng năm 2008, Việt Nam bị{nl}xếp thứ ba trong số các nước bị hiện tượng khí hậu khắc nghiệt làm cho{nl}thiệt hại nặng nề nhất. Báo cáo nêu bật tác hại của trận bão Hagupit đổ{nl}ập vào miền Bắc Việt Nam vào tháng 9 năm 2008, với sức gió lên tới 220{nl}cây số giờ. Mưa lũ, đất lở, lũ quét đã phá hủy 30 chục ngàn ngôi nhà,{nl}và làm cho hàng chục người thiệt mạng.
Trong{nl}năm 2008, bị thiệt hại nhiều hơn Việt Nam do thiên tai khắc nghiệt, chỉ{nl}có Miến Ðiện với cơn bão Nargis và Yemen bị lũ lụt nghiêm trọng. Vấn đề{nl}đáng lo ngại cho Việt Nam là trong thời gian gần hai mươi năm qua, Việt{nl}Nam nằm trong diện các nước thường xuyên bị hiện tượng thiên tai khắc{nl}nghiệt tàn phá. Tình trạng nhiệt độ trái đất gia tăng, nếu không được{nl}cải thiện, sẽ tiếp tục làm cho khí hậu bị lệch lạc, và Việt Nam sẽ tiếp{nl}tục bị đe dọa. Xin nhắc lại là Germanwatch là một tổ chức hoạt động{nl}trong lĩnh vực phát triển và khí hậu của Ðức. Hàng năm tổ chức này đều{nl}công bố báo cáo về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu trên cơ sở tổng hợp{nl}và phân tích những thiệt hại do các hiện tượng khí hậu gây ra.(SBTN)
{nl}{nl}