Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Hồi Ký: Những câu chuyện về một thời: Trường Lê Bảo Tịnh
    +GM. Phaolô Lê Ðắc Trọng

    Trường Lê Bảo Tịnh

    Chính thể mới, nhiều người sợ hãi. Thành phố Nam Ðịnh đông đầy ắp người. Bình thường độ 100 ngàn người, lúc ấy có đến năm sáu trăm người. Sau 20-7, người ta đi vợi, có khi 10 chỉ còn một. Nhà thờ mọi khi ba bốn lễ, người đứng trong, người đứng ngoài chật như nêm. Nay ngồi không hết ghế. Phần đi Nam, phần về quê.

    Vào năm 1948-1949, vừa chịu chức xong, tôi ở Hà Nội một năm, dạy tiếng Việt cho hai cha Sulpice mới sang: cha Liêu và cha Theuret. Cha học được một tháng đã bắt đầu đi giảng ở nhà thờ Hàm Long, còn cha Theuret trẻ hơn, nhưng miệng nói khó uốn theo giọng Việt Nam, cha thôi học, bỏ cả hội Sulpice rồi đi làm tuyên uý cho quân đội Pháp. Còn cha Liêu làm Bề Trên Sulpice, dạy thần học ở trường Sulpice đặt tại tràng Bảy ngày trước tại Nhà Chung. Mấy năm sau, ngài đi tắm biển ở Bãi Cháy, Hòn Gai rồi chết đuối ở đó, được mai táng ngay ở Bãi Cháy.

    Ở Nam Ðịnh trước đấy mấy tháng đã có cha Căn (Cantaloube) làm cha xứ, cha Thư phụ tá mấy tháng rồi về Hà Nội. Cha Khâm thuộc Bùi Chu, chạy Việt Minh lên Hà Nội, cha đứng lên chống Cộng, bị Việt Minh cứa cổ nhưng không nguy hiểm.

    Cha Thư ở với cố Căn ít lâu, về Hà Nội. Cha Căn ở một mình, cha Khâm đang mở phong trào chống Cộng ở Nam Ðịnh, ngày ngày vào chuyện trò với cha Căn, nhân thể tập nói tiếng Pháp. Tuy cha Khâm đứng đầu phong trào chống Cộng, người Pháp dù đánh Việt Cộng, cũng không ưa cha Khâm, bởi cha Khâm tuy chống Cộng, nhưng lại hoạt động cho độc lập. Mà người Pháp đâu chịu cho Việt Nam độc lập.

    Khi tôi về Nam Ðịnh, cha Khâm ra trụ sở ở phố không vào nhà xứ Nam Ðịnh. Cha hiểu ý là Hà Nội sai tôi về Nam Ðịnh, để đưa cha Khâm ra khỏi nhà xứ. Lúc đó Hà Nội – Nam Ðịnh phải đi bằng máy bay. Ra khỏi sân bay, lúc bước chân vào thành phố, chỉ thấy hoang tàn là hoang tàn, trên đường phố, họa mới còn một ngôi nhà vừa được dựng nên sơ sài. Còn tất cả đã bị chính sách tiêu thổ kháng chiến san bằng. Ngoại trừ phố Khách (Fransois Garnier) còn nguyên vẹn, và người Tàu lúc đó thuộc phe đồng minh Anh – Mỹ – Nga - Tàu (Tưởng Giới Thạch), nên nhà người Tàu được tôn trọng.

    Những ngày tiếp theo, cũng vẫn cảnh đường phố vắng vẻ. Những người trong nhà xứ vẫn chưa ai dám đi lại bình thường.

    Về Khoái Ðồng:

    Tuần lễ trước 20-7, những xe cam-nhông nhà binh chở các đồ đạc của Khoái Ðồng đi: của Ðại Chủng Viện, của Tu Viện Ðôminicô, của xứ Khoái Ðồng. Rồi từ đó không biết tin tức về Khoái Ðồng.

    Ba ngày sau, tôi đưa anh Chính là cựu học sinh của trường Lê Bảo Tịnh, nay bỗng chốc là cán bộ. Anh thu xếp cho tôi có giấy thông hành. Nhờ đó tôi dám một mình sang Khoái Ðồng. Nhà cửa vắng teo, tìm mãi ra được thày Uyển. Chỉ còn có mình thày, cha Tự, cha xứ Khoái Ðồng, tôi gặp mấy hôm trước cũng đã nhờ người đưa đi. Còn lại cha Thư ở Tu Viện. Ngài không dám bước ra khỏi nhà. Tôi rủ mãi, ngài cùng tôi làm đơn mở trường tư thục Công giáo. Cũng nộp đơn, một tháng sau, ngài được giấy mở lại trường Xanh Tôma, còn tôi mở trường Lê Bảo Tịnh. Ðược giấy rồi, vài ngày sau, cha Thư cũng biến mất, trường Thánh Tôma thế là biến hẳn khỏi thành phố Nam Ðịnh.

    Trường Lê Bảo Tịnh 1953-1957

    Trường Lê Bảo Tịnh mở lại từ sau hè 1955. Trường có các trẻ từ vỡ lòng đến lớp nhất, tức là các lớp tiểu học. Cũng có hai ban nam và nữ. Nam có ông Thường (mới) ông Tuệ (cũ) và mấy thày nữa, tôi quên tên, họ ở cơ sở cũ. Nữ có cô Phương, cô Thục, mà hai lớp ở cơ sở trường Thánh Tâm cũ. Mở trường vừa để giữ vai trò giáo dục, vừa để giữ nhà giữ đất. Khu vực các Sơ ở phố Hàng Xũ. Sau vì nữ sinh ít quá, nên hai cô đem số học sinh sát nhập vào bên nam ở Lê Bảo Tịnh.

    Tôi vẫn giữ chức hiệu trưởng. Công việc bận rộn lúc này là tối nào hiệu trưởng cũng phải đi họp để lấy bài về dạy. Dĩ nhiên là mọi bài dạy vẫn theo chế độ mới bấy giờ. Mục đích mở trường theo ý tôi, là cốt có cơ hội để dạy giáo lý. Tôi dạy giáo lý theo chương trình của tôi, từ lớp vỡ lòng đến lớp nhất. Viết bài chứ không chỉ “miệng không”. Lớp nào có bài lớp ấy. Học sinh cũng đông lắm, vì chúng vừa phải đóng tiền học, vừa ít quyền lợi hơn trường công. Chỉ có trường Công giáo mà nhiều người còn tin tưởng, mới đứng vững, còn các trường khác bị xẹp hết. Dù vậy số học phí học sinh đóng không đủ trả lương các thầy. Làm hiệu trưởng thật vất vả, tôi trao lại cho thầy Tuệ điều khiển, thu được bao nhiêu, các thầy chia với nhau. Phần tôi có thứ gì bán được, tôi bán hết để cho các thầy: nào tăng âm của trường, máy chiếu hình, kèn saxophon và các nhạc cụ khác tôi đã sắm để tổ chức một ban nhạc cho nhà trường, nay bán hết với giá rẻ mạt, và cũng để trả lương các thầy.

    Nay thầy Tuệ đứng làm hiệu trưởng, ông Thường chán nhà trường, đi học lớp sư phạm để dạy trường nhà nước. Dạy ít lâu cũng chán, lại trở về trường Lê Bảo Tịnh.

    Năm 1959, các trường tư thục được học tập để trở thành trường công. Như thế, trường Lê Bảo Tịnh nếu cứ tiếp tục có thể bị “sung công”. Tôi cho đóng cửa trường lại, không dùng làm trường, bàn ghế phá đi lấy gỗ. Ghế nào tốt đưa lên nhà thờ. Các đồ cồng kềnh của nhà thờ mang để trong đó, như cái hòm để kiệu. Nhà trường thế là bị b•i hẳn.

    Các giáo viên chia làm hai phe: ông Tuệ, cô Phương đứng về phe đóng cửa trường. Ông Thường, cô Thục đứng về phe đòi mở cửa. Phe này là tay sai của chính quyền. Các cửa được cài then, khoá xích. Phe ông Thường, được sự thúc đẩy của cán bộ, nằng nặc đòi mở cửa. Và một tháng sau đó, vào một buổi sáng, một đoàn người có cờ đỏ sao vàng dẫn đầu, gồm ông Thường, ông Thược, cô Thục và mấy chục người, hình như là phụ huynh học sinh, tiến vào phá cửa sau, bên cổng nhà thờ, bọn thợ khoá có cưa sắt, búa kìm đến cửa xích phá khoá. Mở cửa xong, họ đưa cờ “chiến thắng” lên cắm trên nóc phía cửa trường.

    Ðể bảo đảm cho cuộc “tiến quân” được an toàn còn thêm những ông bà trong hàng xứ có uy tín đều được mời ra ngoài mỗi người mỗi nhà, để cuộc tiến công không một tiếng chống lại, ngăn cản. Và họ đã thành công êm thấm. Chiều đến, vào buổi chầu ở nhà thờ, tôi tuyên bố: Nhà trường hôm nay bị người ta đến phá khoá, cưa xích và mở cửa chiếm đoạt, tôi phản đối việc đó, chứ không trao chìa khoá cho họ. Nói thế để ai nấy vững vàng giữ vị trí của mình. Người ta dùng bạo lực, mình không làm gì được, chứ không phải mình tự ý đưa chìa khóa. Nhà trường tư thục Công giáo Lê Bảo Tịnh, từ đây không còn nữa.

    Trở về nhà xứ

    Sau ngày 20-7, các cha vẫn ở lại Nam Ðịnh khá đông, nhưng rồi dần dần về các xứ: Cha Thùy về Trình Xuyên, cha Hoá về Ðồng Chuối, cha Nến về Khoan Vỹ, cha già Am về Kẻ Nấp (Vỉ Nhuế). Còn lại cha Kỳ vẫn giúp việc xứ. Cha Chung, cha ứng ở Anphong. Cha Thùy về Trình Xuyên ít lâu, thì về Phùng Khoang là quê của ngài và qua đời ở đó. Cha Hạnh vẫn ngụ ở xứ Nam Ðịnh.

    Năm 1958, Ðức Cha Khuê làm một cuộc thuyên chuyển ở miền Nam Ðịnh. Cha Kỳ, quyền chính xứ Nam Ðịnh sau khi cha già Vượng qua đời, và tôi được đặt làm quyền chính xứ. Cha Chung làm chính xứ Vĩnh Trị, cha ứng làm chính xứ Gia Trạng. Cha Khoát ở Phú ốc lên làm chính xứ Ðộng Linh.

    Cha Antôn Ðinh Lưu Nhân về Nam Ðịnh từ năm 1952, cùng lúc đó tôi trở lại Nam Ðịnh. Giờ đây ngài vẫn giữ chức cha chính – Vicarius delegatus. Ban đầu, ngài say mê tinh thần hoà hợp, dân chủ. Trong các buổi họp giữa cán bộ và những thân hào, lần nào ngài cũng có mặt với bộ quần áo nâu, đi dép lốp cao su. Nằm chung chạ với mọi người. Bà con cảnh cáo ngài cẩn thận kẻo người ta xếp nằm gần phụ nữ đấy. Tính ngài hay phát biểu và nói thì dài dòng. Ðược cái là chỉ theo lối đạo, với lối nói cổ xưa và cả những danh từ Công giáo cổ xưa.

    Trong những cuộc họp Công giáo của cả tỉnh Hà Nam Ninh có tới 3; 4 trăm đại biểu, trong đó linh mục có, Chánh trương Trùm trưởng có, đại biểu giáo dân nam nữ. Dĩ nhiên nhóm đại biểu giáo dân, là những người làm việc hoặc cảm tình với chế độ hơn. Họ phát biểu theo đường lối chính sách nhà nước. Là những người Công giáo tiến bộ, họ phát biểu theo đường lối của Ðảng, chứ không theo đường lối Giáo Hội và còn đi ngược lại là khác.

    Khi có một chính sách mới, đường lối mới, chỉ thị mới là phải có họp. Họp để hiểu, hiểu rồi lấy quyết định thực hành. Ðúng là đường lối của Công Giáo Tiến Hành trước đó: nhìn xem - phân tích - lấy quyết định.

    Lúc đó bà con nói, đường lối chính sách sao mà giống với các hoạt động của Công giáo chúng ta thế! ở khu phố thì có những cuộc họp ở khu phố, có thể cả tuần, có thể mỗi tuần mấy buổi. Ðó là họp nhân dân, nhà nào cũng phải có một đại biểu. Nhà xứ cũng thế, thường là các cha sai ông trùm ông quản, hay người làm đi thay.

    Chẳng hạn học về chính sách hộ khẩu. Mỗi nhà phải có một sổ hộ khẩu. Trước khi làm sổ, các gia đình ở một đường phố, hay khu phố phải hội họp. Trước hết là học hỏi về chính sách đường lối hộ khẩu là thế nào. Rồi mỗi gia đình phải khai tình trạng gia đình. Không phải chỉ về kinh tế, nhất là về chính trị. Có bao nhiêu người? Tuổi mỗi người? Nghề nghiệp làm ăn? Làm chức việc gì? Có quan hệ thế nào? ÐÃ công tác với chế độ nào? Có ngụy quân ngụy quyền? Tất cả phải đưa ra trước hội nghị. Phải nói hết, nếu không, bà con chung quanh sẽ “bổ sung”. Mà đã bị “bổ sung” thì không tốt, thiếu thật thà.

    Không hiểu làm sao tính bà con hàng xóm láng giềng lúc đó khác hẳn. Người ta luôn nói đến “tình nghĩa xóm làng” thế nhưng lại dễ dàng bới móc ra như giữa những thù địch với nhau. Ðến nỗi hội họp là như để bới móc nhau.

    Còn đối với cuộc họp các linh mục cũng có thể xảy ra tình trạng đó. ở Phát Diệm, có một linh mục trẻ, em cha Tùng, đi học Pháp, quê ở Cổ Liêu, hay diễu cợt cách thức cán bộ. Trong một hội nghị linh mục Hà Nam Ninh, cha chính địa phận Phát Diệm phát biểu về hành vi của cha trẻ kia, và như muốn gợi ý bắt giam ông linh mục trẻ này. Và linh mục trẻ này bị bắt và chết trong tù. Không hiểu cái tinh thần ma quái ở đâu đến khơi lên những thứ hận thù như thế.

    Không họp, không ký

    Cũng như linh mục Nhân, tuy không hăng hái như linh mục Nhân, những năm đầu tôi cũng đi họp, họp về nhà trường, họp về các linh mục. Người ta rất quí tôi. Cha Kỷ, khi nói với người khác về tôi là con ngài. Khi có nhiều người “nói xấu” về tôi: linh mục có tên lý lịch tốt mà sao thế?.

    Thuở ban đầu người ta quí trọng tôi: một là trong các thời trước, tôi không dính dáng đến chính trị gì cả: Pháp, Quốc gia, tôi chẳng thân mật với ai; hai là tôi chỉ làn việc giáo dục mở trường, không tham gia chính trị bao giờ, tất cả bà con anh em nhà tôi đều thế. Nên tôi được coi là người “trong sạch”. Người ta nể tôi vì thế. Ông Chủ Tịch Uỷ Ban Mặt Trận, ông Liên, trong thời kỳ lánh nạn chiến tranh Pháp Việt, có đến nhà tôi ở Kim Lâm Hà Ðông, ông biết tôi, và khi làm Chủ Tịch Nam Ðịnh, ông nhân danh tình quen biết và mời tôi tham gia. Tôi đã từ chối ngay. Cha Kỷ cũng nói với các cấp, lý lịch tôi rất trong sạch. Tôi không chịu ai làm áp lực, nên tôi luôn giữ tư thế độc lập. Tôi đã nói với ông Chủ Tịch Mặt Trận Nam Ðịnh: “Ông làm nhà chính trị, xin ông cứ việc làm chính trị, giúp bà con có đời sống tốt – tôi làm linh mục, xin ông cứ để tôi làm linh mục giúp bà con sống tốt, thế là chúng ta cùng làm việc tốt cho người dân. Tôi không dám tham dự vào công việc của ông, xin ông cũng để tôi cứ làm việc trong chức linh mục của tôi. Cả hai chúng ta cũng vì lợi ích người dân”.

    Suýt nữa phải ra toà

    Một buổi sáng nọ, vào tháng Ba, năm 1957. Người ta đưa một người thanh niên, có vẻ là học sinh hay cán bộ gì đó, đến xin tôi làm phép xức dầu cho anh. Anh ta yếu, không còn đi lại được. Khi làm phép xức dầu sau hết cho anh. Tôi biết anh là thanh niên lao động từ Cộng sản.

    Theo quy định Toà Giám Mục, khi làm phép giải tội cho một Ðảng viên hay đoàn viên, phải có phép của Bề Trên Toà Giám Mục. Thời đó ai là Ð.V.C.S. lập tức “ipso facto” bị vạ “suspensio”, không được chịu các phép, có khi cả “Excommunicatio”. Trong trường hợp bình thường là thế, nghĩa là giải vạ để làm phép giải tội, thì phải có phép Bề Trên giải vạ. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp, thì không có phép spetialis (đặc biệt) linh mục cũng được tha vạ và làm các phép. Sau khi làm các phép cho anh này, tôi tuyên bố với họ hàng, những người dẫn anh đi, rằng: trong trường hợp bình thường, nghĩa là khoẻ mạnh, tôi không được làm, nếu không có phép Bề Trên. Nhưng đây là trường hợp khẩn cấp nên tôi được làm.

    Câu chuyện tưởng thế là xong, y như mọi khi. Một tháng sau, tôi bị gọi ra Viện Kiểm Sát Nhân Dân làm việc. Viện Kiểm Sát có chức năng điều tra xác minh dữ kiện để đưa ra Toà án. Lần đầu tiên và cả đời tôi chỉ có lần này mới biết Viện Kiểm Sát.

    Ngồi đối diện với ông Viện Trưởng gì đó và viên thư ký Mặt Trận Tổ Quốc trước cửa nhà thờ. Tôi được ngồi trên một ghế đẩu, tức là ghế các bị cáo quen ngồi, không có tựa. Chung quanh tôi độ ba chục giáo gian, tôi quen mặt một số vẫn đến nhà xứ đấu tranh. Ông Viện Trưởng cất tiếng hỏi:

    - Ông có làm phép đạo cho anh này không (tôi không nhớ tên).

    - Tôi thưa: Có.

    - Khi làm phép thì ông đã nói thế nào?

    - Ðiều này luật đạo chúng tôi không được phép nói.

    - Ông phải nói, vì đây là pháp luật đòi hỏi.

    - Tôi không được phép nói, vì luật chúng tôi dạy rằng: khi giải tội thì không bao giờ được nói điều người ta nói với tôi, dù có phải chết cũng không được nói: đó là bí mật toà giải tội, chúng tôi phải giữ với giá mạng sống chúng tôi.

    Họ cứ hỏi đi hỏi lại mãi, tôi vẫn chỉ thưa có một câu:

    - Tôi không được phép nói.

    Rồi họ hỏi hàng mấy chục câu hỏi vu vơ, trong đó có một câu quan trọng:

    - Ông có tôn trọng chính quyền không?

    - Có - luật đạo chúng tôi dạy điều ấy.

    Cả một ngày thẩm vấn, chỉ có lời hỏi đáp đó là đàng hoàng.

    Ông Viện Trưởng đọc lại biên bản để tôi ký. Khi đọc đến câu: ông có tôn trọng “chính quyền” không? thì ông ta lại hỏi: ông có tôn trọng luật pháp nhà nước không? Tôi ngắt lời ông ngay và nói: Ông không hỏi tôi thế. Nếu ông hỏi tôi “có tôn trọng luật pháp không, thì tôi thưa khác”.

    - Ông thưa khác thế nào?

    - Nếu ông hỏi có tôn trọng chính quyền thì tôi thưa có và không điều kiện. Vì luật đạo dạy dù chính quyền là thế nào đi nữa, cũng phải tôn trọng.

    - Còn nếu hỏi: Có tôn trọng luật pháp nhà nước không, thì tôi thưa khác.

    - Thưa thế nào?

    Rồi ông ta giơ cao cuốn Hiến pháp lên:

    - Ðây luật pháp nhà nước, dù là Tổng thống, dù là Chủ tịch nước cũng phải tuân theo. Và ông ta trịnh trọng hơn nữa, hỏi khi dằn từng tiếng:

    - Ông có tuân theo pháp luật nhà nước không?

    - Tôi cũng trịnh trọng và dằn từng tiếng: Tôi tôn trọng luật pháp nhà nước, khi luật pháp đó không ngược đạo lý chúng tôi.

    - Ông ta lại nói to hơn và dằn từng tiếng:

    - Ðây! Pháp luật nhà nước! Ông có tôn trọng không?

    - Tôi cũng tôn trọng và dằn từng tiếng: Tôi tôn trọng khi luật pháp đó không có gì đi ngược với đạo lý chúng tôi. Còn nếu có điều gì ngược với đạo lý chúng tôi, lương tâm tôi không buộc phải theo.

    - Thế nào là không hợp với lương tâm?

    - Tôi ví dụ: Ngày xưa vua chúa ra luật cấm đạo, thì dù có chết cũng không tuân luật vua chúa. Ðó là cái chết của các Thánh Tử Ðạo chúng tôi đó.

    Ông Viện trưởng không còn gì mà nói. Tôi cũng thế. Thế là cuộc họp được giải tán.

    Mục đích cuộc gặp gỡ chỉ là để chỉnh huấn, răn đe, nhưng không ngờ lại biến sang cuộc tranh luận. Và như thế là chưa đạt mục đích. Ông cho tạm ngừng, để có cuộc gặp gỡ sau vào ngày mai.

    Hôm sau, giọng diễn ra khác hẳn. Không còn là cuộc tranh luận, nhưng là xét xử. Lần này quang cảnh xảy ra như một phiên toà. Có bàn ghế ông Thẩm phán, Thư ký - người tố cáo không là ai khác, mà là bố ông Rò, chuyên tố cáo, con ông làm cán bộ tại Uỷ Ban Mặt Trận trước cửa nhà thờ Nam Ðịnh.

    Ông tố cáo tôi nào là xuyên tạc chính sách, phản động tay sai cho Mỹ Diệm.

    Hết bài nói của ông, đến lượt bọn chống đối là những người Công giáo bị lợi dụng, xuyên tạc việc đạo, tố cáo các linh mục, những người làm việc đạo như Chánh trương Trùm trưởng, vu khống cho những người đạo đức hay đi nhà thờ. Anh Khanh con ông Bùi Chu, đánh đàn ở nhà thờ, ông Niêm trưởng ban hát, ông Hàm làm nghề xe bò, dạy kinh bổn cho trẻ em, là những vụ tố cáo họ vẫn đưa ra.

    Ông ta tố cáo xong. Bọn tay sai ngồi chung quanh tôi lên tiếng:

    - Ông Trọng lên toà giảng xuyên tạc chính sách nhà nước.

    - Ông Trọng đi với Mỹ Ngụy: Mỹ Ngụy cài lại.

    Họ bầy đặt đủ các chuyện. Còn tôi ngồi trên cái ghế đẩu ở giữa họ, hễ họ nói bầy đặt, tôi chỉ quay ra họ và nói:

    - Chỉ nói bậy.

    Cuộc tố cáo xỉ vả tôi kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, ông Viện Trưởng kết luận: nào là chính sách tôn giáo, nào là chính sách khoan hồng, chính sách giáo dục hơn là trừng trị, v.v… và kết luận:

    - Ông Trọng vi phạm nghiêm trọng chính sách tôn giáo của nhà nước. Nhưng là lần đầu, nên Chính phủ khoan hồng, chỉ cảnh cáo ông. Còn tiếp tục vi phạm thì có tù mọt gông.

    Tôi đứng lên ra về, trong bộ áo thâm dài đàng hoàng. Không một lời chào hỏi hay cảm ơn. Bắt chước Chúa Giêsu im lặng.

    +GM. Phaolô Lê Ðắc Trọng
    (source: VietCatholic.net )

    Posted on 10 Dec 2009
    [ print ]


    FreeVietNews
  • Hồi Ký: Những câu chuyện về một thời: Lễ Noel - Giáng Sinh -- posted on 11 Dec 2009
  • BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THĂM MỸ VÀ PHÁP -- posted on 11 Dec 2009
  • GIA ĐÌNH NGUYỄN TIẾN TRUNG LO NGẠI ANH CÓ THỂ BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH -- posted on 11 Dec 2009
  • BẠO LỰC ĐANG DIỄN RA TẠI CHÙA PHƯỚC HUỆ, LÂM ĐỒNG -- posted on 11 Dec 2009
  • HÀNG TRĂM NGƯỜI DÂN VĨNH PHÚC ĐẬP PHÁ TRỤ SỞ CHÍNH QUYỀN -- posted on 11 Dec 2009
  • VIỆT VÀ ÚC HỌP VỀ NHÂN QUYỀN LẦN THỨ BẢY -- posted on 11 Dec 2009
  • CHỦ TỊCH NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM BẮT ĐẦU VIẾNG THĂM NƯỚC Ý VÀ SẼ TÌM CÁCH CẢI THIỆN QUAN HỆ VỚI VATICAN -- posted on 10 Dec 2009
  • QUỐC TẾ BÁO NGUY VIỆT NAM SẮP VỠ NỢ -- posted on 10 Dec 2009
  • THÀNH PHỐ GARDEN GROVE BỎ PHIẾU THUẬN XÂY BẢO TÀNG CUỘC CHIẾN VIỆT NAM -- posted on 10 Dec 2009
  • Lịch sử bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền -- posted on 10 Dec 2009
  • Thân gửi anh chị em sinh viên công giáo Vinh! -- posted on 10 Dec 2009
  • Nhớ lại sau 1 năm nhân vụ án 8 Giáo dân Thái Hà -- posted on 10 Dec 2009
  • Tiếng kếu cứu từ chùa Phước Huệ -- posted on 10 Dec 2009
  • Hồi Ký: Những câu chuyện về một thời: Trường Lê Bảo Tịnh -- posted on 10 Dec 2009
  • LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH BỊ TỐ TỘI ÂM MƯU LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN -- posted on 10 Dec 2009
  • CÔNG AN TIẾP TỤC TẤN CÔNG MÔN ĐỒ THIỀN SƯ NHẤT HẠNH -- posted on 10 Dec 2009
  • HỘI ÐỒNG LƯỠNG VIỆN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HỌP, ÐÒI HÀ NỘI KHÔNG ÐỂ DÂN TRUNG CỘNG ÐI LẠI TỰ DO TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM -- posted on 10 Dec 2009
  • KỶ NIỆM 2 NĂM NGÀY BIỂU TÌNH TRƯỜNG SA-HOÀNG SA CHỐNG TRUNG CỘNG -- posted on 10 Dec 2009
  • LIÊN ÂU XÉT NGUỒN CUNG CẤP CÁ TỪ VIỆT NAM, GIÁ XUẤT CẢNG LẠI GIẢM 10% -- posted on 10 Dec 2009
  • ĐẠI SỨ THỤY ĐIỂN LÊN TIẾNG KÊU GỌI HÀ NỘI BÃI BỎ CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT INTERNET -- posted on 09 Dec 2009
  • NHÂN HỘI NGHỊ MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI, MỚI GIẬT MÌNH NHÌN LẠI VIỆT NAM -- posted on 09 Dec 2009
  • PHÓ ĐÔ ĐỐC HẢI QUÂN TRUNG CỘNG THĂM VIỆT NAM -- posted on 09 Dec 2009
  • BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SẮP THĂM MỸ -- posted on 09 Dec 2009
  • CÔNG BỐ BẠCH THƯ VỀ QUỐC PHÒNG, VIỆT NAM TỎ VẺ QUAN NGẠI VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG -- posted on 09 Dec 2009
  • ĐỊA PHƯƠNG LƠ LÀ, CÚM GIA CẦM BÙNG PHÁT -- posted on 09 Dec 2009
  • Về chuyến viếng thăm Tòa Thánh của chủ tịch Nhà Nước VC -- posted on 08 Dec 2009
  • TÂM THƯ GỞI ĐỨC CHA NGÔ QUANG KIỆT VỀ VIỆC TỪ CHỨC -- posted on 08 Dec 2009
  • Thỉnh Nguyện Thư Gởi Tòa Thánh Vatican về Chuyến Viếng Thăm Vatican của Nguyễn Minh Triết -- posted on 08 Dec 2009
  • GIÁ LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM TĂNG MẠNH -- posted on 08 Dec 2009
  • CỘNG SẢN VIỆT NAM TÍNH XÂY KHO HÀNG LỚN TẠI MỸ ĐỂ TIỆN XUẤT CẢNG -- posted on 08 Dec 2009
  • QUÂN ĐỘI CỘNG SẢN VIỆT NAM HỌP ĐỂ CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH -- posted on 08 Dec 2009
  • TRUNG CỘNG TUYÊN BỐ SẼ KHOAN DẦU BIỂN ĐÔNG VEN BỜ VIỆT NAM VÀO NĂM TỚI -- posted on 08 Dec 2009
  • AN GIANG: 50 GIA ĐÌNH NGƯỜI KHMER KROM BỊ BUỘC DỜI KHỎI NƠI CƯ TRÚ -- posted on 08 Dec 2009
  • BAN TÔN GIÁO NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁC ĐƠN BẢO LÃNH TĂNG THÂN BÁT NHÃ -- posted on 08 Dec 2009
  • VIỆT NAM SẼ TRỞ THÀNH KHÁCH HÀNG VŨ KHÍ QUAN TRỌNG CỦA NGA -- posted on 08 Dec 2009

  • line

    gia chanh

    Thịt Bò Nướng Lụi

    thitbonuonglui-250x150.jpgĂn kèm xà lách, cà chua, cà rốt, củ cải trắng ngâm chua ngọt, kẹp bánh mì đồ chua cắt sợi, dưa leo hoặc bún, rau sống, nước mắm chua ngọt pha loãng...





     HÍ HỌA
    Cắt ngân sách... cắt khẩn cấp
    (by A.F. Branco)


    Tui sẽ bỏ tiền vô nhà băng
    (by Bruce Beattie)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam