Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Về chuyến viếng thăm Tòa Thánh của chủ tịch Nhà Nước VC
Bộ Ngoại Giao của CSVN cho biết ngày 11 tháng 12, 2009 sắp tới, Ðức Giáo Hoàng Beneđitô XVI sẽ tiếp kiến chủ tịch CSVN là Nguyễn Minh Triết. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao CSVN là bà Nguyễn Phương Nga nói rằng, trong chuyến viếng thăm Tòa Thánh, Nguyễn Minh Triết sẽ trình bày với Ðức Giáo Hoàng "biện pháp nhằm củng cố mối quan hệ giữa Việt nam và Tòa Thánh". Câu nói này mang nhiều ý nghĩa ngoại giao, nhưng nhiều người hiểu rằng, qua chuyến đi này CSVN cố gắng thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
Ba năm trước, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng cũng đã viếng thăm Tòa Thánh. Ðấy là chuyến viếng thăm đầu tiên của thủ tướng VC đến Tòa Thánh, để thiết lập "một bước mới và quan trọng tiến đến việc bình thường hóa quan ngoại giao" giữa Tòa thánh và Việt Nam. Mặc dù về mặt ngoại giao có những dấu hiệu bên ngoài nhưng bản chất của chế độ cộng sản vẫn thường xuyên đàn áp tôn giáo. Các sự kiện đã xảy ra trong 3 năm qua, từ vụ đập phá tượng Ðức Mẹ, tịch thu và đập phá khu Tòa Khâm Sứ, đánh đập giáo dân và linh mục ở giáo xứ Tam Tòa thuộc Giáo Phận Vinh, tịch thu đập phá trường học ở giáo xứ Loan Lý thuộc Tổng Giáo Phận Huế, tịch thu và đập phá nhà dòng ở Giáo Xứ Vĩnh Long, tịch thu nhà dòng ở Thủ Thiêm thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn và rất nhiều các sự kiện lớn nhỏ ở cao nguyên và trên khắp nước Việt Nam,… chứng minh chuyến viếng thăm của Nguyễn Tấn Dũng chỉ là hiện tượng bên ngoài để che đậy bản chất bên trong của CSVN là tiêu diệt tôn giáo.
Chuyến viếng thăm Tòa Thánh lần này của chủ tịch VC Nguyễn Minh Triết cũng lại diễn ra trong khi những vụ đàn áp tiếp tục diễn ra tại Việt Nam. Ðó là Linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn bị giam cầm vì tội đòi "tự do tôn giáo" và hiện đang bị bệnh nặng cũng không được cho về để chữa trị. Luật sư Lê Thị Công Nhân và luật sư Nguyễn Văn Ðài là các tín hữu Tin Lành đã lên tiếng đòi "tự do tôn giáo" và tìm hiểu ý nghĩa dân chủ thì bị bắt và giam tù với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam". Các phần tài sản của giáo hội Công Giáo đã bị nhà nước VC tịch thu vẫn chưa trả lại.
Trong tháng 11 vừa qua, Giáo Hội Việt Nam đã khai mạc Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 350 năm thành lập giáo phận Ðàng Trong và Ðàng Ngoài, cũng như đánh dấu 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Trong chuyến đi viếng mộ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô hồi tháng 6 năm 2009, các Giám Mục Việt Nam đã chính thức mời Ðức Giáo Hoàng viếng thăm Việt Nam vào năm 2010. Ðây là điều mà người Công giáo Việt nam đang mong đợi.
Nhận định của hãng thông tấn Asianews thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Ý Ðại Lợi cho rằng Giáo hội Công Giáo tại Việt Nam đã có tiến triển trong vài năm gần đây, mặc dù không được hưởng đầy đủ quyền tự do tôn giáo. Giáo hội vẫn còn bị nhà cầm quyền VC cấm cản trong việc bổ nhiệm giám mục và linh mục, hay các công tác mục vụ. Các công tác truyền bá đức tin vẫn bị cấm cản từ ngày đất nước Việt Nam bị cộng sản cai trị.
Linh mục Theodore Mascarenhas, viên chức của Hội Ðồng Tòa Thánh về Văn Hóa nói với hãng thông tấn Asianews rằng "Giáo hội tại Việt nam đang lớn mạnh. Mặc dù các tín hữu Kito không thực sự hưởng được tự do tôn giáo mà lẽ ra họ phải có và mặc dù họ phải đương đầu với nhiều khó khăn, Giáo Hội tại Việt Nam vẫn đang tiến triển. Quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ trong một nước cộng sản không bao giờ dễ dàng. Nhưng vẫn luôn có những cố gắng cộng tác ở qui mô địa phương và tùy dịp, ngay cả ở qui mô toàn quốc". Linh mục Mascarenhas cũng nói rằng, Thiên Chúa "đang khóc" ở Việt Nam. Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vẫn có gắng đi tới với những sáng kiến giáo dục và xã hội, ngay cả việc gia tăng số giáo dân, nhất là những vùng có người thiểu số sinh sống. Toàn bộ Tân Ước và Cựu Ước đều được dịch sang các thổ ngữ. Các vị linh mục Công Giáo cũng là những người đã tích cực hoạt động ở các trại cùi và các trung tâm giảng dạy cho những người khuyết tật.
Trong cuộc tiếp xúc với Thông tấn Asianews, linh mục Mascarenhas cũng nhắc đến cuộc bách hại trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và những khó khăn mà Giáo Hội phải trải qua dưới chế độ cộng sản kể từ năm 1975. Linh mục Mascarenhas nói đến việc nhà cầm quyền CSVN thành lập Ủy Ban Ðoàn Kết Công Giáo Yêu Nước theo mô hình Hội Công Giáo Ái Quốc ở Trung Quốc nhằm biến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thành một giáo hội ly khai với Tòa Thánh La Mã. Nhưng tháng 12 năm 1976, Tòa Thánh đã gởi thư cho các Giám Mục Việt Nam yêu cầu cấm các linh mục không được gia nhập Ủy ban Ðoàn Kết.
Linh mục Mascarenhas nói: "Khi thấy ý đồ của mình thất bại, nhà cầm quyền đã có chính sách đàn áp nhắm vào linh mục và giáo dân cũng như tịch thu tài sản của Giáo hội". Ngày nay, dù vẫn còn hiện hữu, Ủy ban Ðoàn Kết Công Giáo Yêu Nước "chẳng còn có ảnh hưởng nào".
Linh mục Mascarenhas đặc biệt ghi nhận việc tham dự thánh lễ đông đảo của giáo dân Công Giáo Việt Nam; ơn gọi gia tăng, nhấtt là ở các vùng quê.