Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NHÀ ÐẤU TRANH DÂN CHỦ PHẠM THANH NGHIÊN SẮP RA TÒA
{nl}Tin Hải Phòng - Tiếp tục theo dõi vụ xử án những nhà dân chủ ở Việt Nam, nguồn tin cho biết cô Phạm Thanh Nghiên, người tọa kháng ở Hải Phòng với biểu ngữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, sẽ bị đưa ra xử ở tòa án thành phố Hải Phòng vào ngày 17 tháng 12 tới đây. Cô là người cuối cùng trong nhóm những người đấu tranh dân chủ bị bắt giữ trong khoảng tháng 8 và tháng 9 năm ngoái ở Hà Nội và Hải Phòng liên quan đến các biểu ngữ bày tỏ lòng yêu nước nhưng lại không vừa lòng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Mẹ của cô Nghiên cho biết nhà nước đã gán ghép cho con bà tội tuyên truyền chống nhà nước, và gia đình đã nhờ Luật sư Vũ Anh từ Hà Nội đã xuống nhà tù ở Hải Phòng và đã gặp cô Nghiên để thảo luận vấn đề biện hộ.
Cô Phạm Thanh Nghiên 32 tuổi, chị em kết nghĩa của nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân, bị bắt giam ngày 17 tháng 9 năm ngoái và từ đó đến nay gia đình cô không được gặp mặt, không biết tin tức gì về sự an nguy, sức khỏe của cô suốt hơn một năm trời. Luật tố tụng hình sự của những nước tôn trọng nhân quyền không cho phép cư xử như vậy với tù nhân và gia đình của họ. Các bản án chính trị luôn luôn bị đảng Cộng sản Việt Nam ra quyết định tùy theo nhu cầu từng lúc. Thẩm phán chỉ làm nhiệm vụ chiếu lệ nên các phiên tòa diễn ra nhanh chóng. Luật sư dù có biện luận minh chứng hùng hồn đến đâu, đúng lý lẽ đến đâu cũng không có tác dụng. Không những vậy, luật sư còn có thể bị cáo buộc là lợi dụng phiên tòa để nói xấu hay chống chế độ như trường hợp của Luật sư Lê Trần Luật.
Cô Phạm Thanh Nghiên đã từng bị bắt giam, hành hung trên đường phố và khủng bố, đe dọa rất nhiều lần nhưng không hề làm cô gái nhỏ bé sợ hãi và chùn bước trên đường đấu tranh đòi hỏi nhân quyền, tự do dân chủ cho mình và đồng bào mình. Cô và một số người nữa đã bị bắt vào ngày 30 tháng 4 năm 2008 trong khi biểu tình ôn hòa chống lại cuộc rước đuốc Bắc Kinh. Cô bị giam giữ ít ngày mà không bị truy tố. Ngày 17 tháng 6 năm 2008, cô làm đơn xin biểu tình nhưng bị nhà cầm quyền từ chối. Nhằm trị cái tội dám làm đơn xin biểu tình cho mục đích mà nhà nước không muốn, Công an đã khủng bố không những cá nhân cô mà cả gia đình của cô. Họ đe dọa và ra lệnh quản chế cô cho đến ngày 16 tháng 7 tức ngày cô xin biểu tình ở Hà Nội. Ngày 11 tháng 9 cô bị bắt giữ và được thả ra vào ngày sau nhưng vẫn bị công an canh chừng quanh nhà cho đến khi bị bắt lại vào khoảng một tuần sau khi đang tọa kháng tại nhà, trước hai khẩu hiệu Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, và Phản đối công hàm bán nước của Phạm Văn Ðồng.
Ðể bắt một cô gái gầy yếu không hề có chủ ý bạo động, chế độ Hà Nội đã huy động tới gần 30 công an các cấp đến nhà đọc lệnh bắt tại nơi cư trú ở phường Ðông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Cô Thanh Nghiên đã được tổ chức Human Rights Watch chọn trong số sáu người Việt Nam được giải thưởng nhân quyền Hellman Hammett năm 2009 hồi giữa tháng 10 vừa qua.(SBTN)