Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TRUNG CỘNG TỔ CHỨC ÐƯỜNG BAY DÂN SỰ ÐẾN HOÀNG SA, CUỘC CHIẾN MỚI TRÊN INTERNET VỀ HOÀNG SA TRƯỜNG SA
Tin Hà Nội - Ðại diện bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam đã yêu cầu tòa đại sứ Trung Cộng xác minh tin Trung Cộng tổ chức đường bay dân sự và đưa phóng viên đến quần đảo Hoàng Sa. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga loan tin nay trong cuộc họp báo hồi chiều nay tại Hà Nội. Tin trên mạng của hãng tin Phượng Hoàng hôm thứ tư loan tải về hành động của Trung Cộng như đã nói. Phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga tuyên bố nếu thông tin này là sự thật thì đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó những tin tức gần đây và những hình ảnh video clip về các cuộc đụng độ giữa hải quân Trung Cộng và Việt Nam trước đây trên các website.
Ðặc biệt là trang mạng Youtube đã thực sự gây ra một cuộc chiến mới giữa những người xem Việt Nam và người xem Trung Cộng, giữa người Việt hải ngọai và người Việt trong nước trên mạng internet, nội dung xoay quanh các cuộc hải chiến năm 1974 của hải quân Việt Nam Cộng Hòa với Trung Cộng và cuộc hải chiến của hải quân Nhân Dân Việt Nam với Trung Cộng năm 1988. Một đặc điểm chung của các video clips này là hầu hết đều được nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi. Các ý kiến vừa công kích những hành động xâm lăng của Trung Cộng, vừa chỉ trích thái độ của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đương thời, vừa đau xót, lo lắng cho vận mệnh đất nước và đôi khi cả thái độ cay cú, công kích lẫn những ý kiến của nhau. Có thể nói tất cả tạo nên một cuộc chiến gay gắt không kém những trận hải chiến khi xưa.
Trên tờ Nhật báo South China Morning Post, thông tín viên Greg Torode cho rằng internet đã góp phần đáng kể trong việc gợi lên những ý niệm tìm hiểu về những điều còn lờ mờ trong quá khứ, cũng như mở ra một cánh cửa trong viễn ảnh có vẻ đang tăm tối dần đi. Thông tín viên này nhận xét rằng có những ý kiến của người Việt Nam lẫn người Trung Cộng đều lên đến sự tột cùng của căm hờn, thù hận. Họ thậm chí không ngại nói những lời tục tĩu, nguyền rủa lẫn nhau. Ðiều này cho thấy những hiểm họa đối đầu cũng như nguy cơ gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia cộng sản về vấn đề tranh chấp Biển Ðông một lần nữa. Cả hai nhà cầm quyền đều cố gắng tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Ðông nên sẽ tìm mọi cách để khơi dậy lòng yêu nước theo mục đích riêng của mình.
Tuy nhiên, cả hai đều nhận ra rằng lòng yêu nước thực sự là một con hổ khó trị. Dĩ nhiên không có gì để kết luận rằng hai quốc gia này đứng đằng sau để đưa những đọan phim trên lên Youtube, nhưng chúng khiến người ta dễ liên tưởng đến một đọan phim ngắn khác về cuộc chiến biên giới đẫm máu năm 1979. Mặc dù Việt Nam và Trung Cộng bình thường hóa quan hệ từ năm 1991 nhưng những nghi kỵ, dè dặt vẫn còn đó. Tất cả những quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch được mở rộng theo các cam kết chính thức nhưng vấn đề biên giới phía Bắc Việt Nam cũng như tranh chấp Hoàng Sa Trường Sa vẫn là những căng thẳng đang tồn tại. Cả hai quốc gia cộng sản đều kiểm soát rất chặt các phương tiện truyền thông và chặn tất cả các thông tin bất lợi cho nhà nước.(SBTN) {nl}{nl}
Khi sẵn sàng để ăn, cho đu đủ bào vào dĩa sắp khô bò và rau quế lên, chan vào nước dấm đã hòa sẵn, ớt tương hay xắt vài miếng ớt lên trên cho thơm. Trộn đều lên, các bạn sẽ có dĩa đu đủ khô bò thơm, chua ngọt, mặn giống trước trường học ngày xưa.