Tin Hà Nội - Lời báo động đã được Phó Tổng giám đốc Cơ quan nhà nước đặc trách Biến đổi Khí hậu đưa ra một tuần trước Hội nghị Copenhagen, khi cho rằng Việt Nam cần đến trợ giúp của quốc tế để bảo vệ một trong những nguồn cung ứng lương thực cho thế giới. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã mau chóng lợi dụng lúc mọi người chú ý đến đề tài này để xin xỏ viện trợ để lấy tiền bỏ túi, và ngay lập tức cũng đã có vài nước mắc bẫy. Một cán bộ cao cấp của Cộng sản Việt Nam tuyên bố các vựa thóc tức là các vùng trồng lúa chủ chốt ở hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ chịu hậu quả nặng nề của tình trạng khí hậu bị hâm nóng nếu không nhanh chóng tìm cách khắc phục. Hà Nội cho rằng đây không chỉ là vấn đề an nguy của riêng Việt Nam mà là vấn đề an toàn lương thực của cả thế giới. Căn cứ vào một bản báo cáo về vấn đề Biến đổi Khí hậu tại Việt Nam do Liên Hiệp Quốc soạn thảo được đưa ra thảo luận tại Việt Nam trước đây, nhà nước Cộng sản Việt Nam cho rằng khi mực nước biển dâng lên cao hớn thước từ nay đến năm 2100 thì khoảng 31 ngàn cây số vuông đất dai Việt Nam sẽ bị ngập lụt, tương đương với diện tích của cả nước Bỉ. Thảm họa này sẽ xẩy ra nếu con người không kịp xây dựng và củng cố hệ thống đê điều và kênh thoát nước. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, thì vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nạn lụt đe dọa nặng nề nhất, với gần 40% diện tích bị chìm dưới nước tức hơn 15 ngàn cây số vuông. Thiệt hại sẽ rất đáng kể vì đây là vùng sản xuất và xuất cảng lúa gạo chính của Việt Nam.
Ðể giảm thiểu tác hại của việc nước biển dâng cao cũng như các tác hại khác của hiện tượng biến đổi khí hậu, Việt Nam cần đến hàng tỷ đô-la. Vấn đề huy động tài trợ quốc tế để giứp những nước đang phát triển như Việt Nam chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đồng thời chuyển qua việc phát triển kinh tế mà không thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính là một trong những ưu tiên mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhắm tới, để moi móc viện trợ của thế giới trước Hội nghị Copenhagen tới đây. Báo chí trong nước lập tức loan những tin tức như nạn hạn hán tại miền Bắc, tin nước sông Hồng gần Hà Nội được ghi nhận là xuống tới mức thấp nhất từ hơn một thế kỷ nay, và nhiều tin khác mà phía Việt Nam cho rằng đó là tác hại của tình trạng biến đổi khí hậu, mà không hề nêu ra những nguyên nhân do chính con người tạo ra vì nạn khai thác rừng bừa bãi để lấy tiền bỏ túi.
Ngay lập tức Ðức quốc đã tuyên bố sẽ viện trợ cho Việt Nam 180 triệu đô-la, sẽ thực hiện ở khoảng 2000 xã với gần 3 triệu dân dùng điện tại 45 tỉnh thành trên cả nước. Chính phủ Cộng hòa Liên bang Ðức sẽ dành một khoản vay ưu đãi 120 triệu Euro cho dự án đối phó với biến đổi khí hậu và khai trương trang thông tin điện tử về Hợp tác phát triển Ðức tại Việt Nam. Khoản tín dụng này được thực hiện thông qua Ngân hàng tái thiết Ðức nhằm hỗ trợ cho công ty điện lực Việt Nam phát triển chương trình này. Hà Nội sẽ còn vận động thêm nữa những chương trình viện trợ của quốc tế, mà ai cũng biết sẽ chỉ lọt vào túi cán bộ gian tham và kết quả thực sự đối với người dân thì rất ít.(SBTN) {nl}{nl}