Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Phân tích vấn đề Ðức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức
    Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông, có nhiều bài viết về các vấn đề đất đai của Giáo Hội, Công Lý và Sự Thật. Những bài viết này ít nhiều gây được sự chú ý đặc biệt nơi người Việt Nam nói chung và giáo dân Việt Nam nói riêng vì đã đề cập trực tiếp đến lập trường của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đối với chính quyền cộng sản. Nhưng vấn đề gây xúc động nhất hiện nay là tin Ðức TGM Ngô Quang Kiệt có thể sẽ từ chức. Ngài đã loan báo cho các Linh Mục thuộc giáo phận Hà Nội biết về tiến trình từ chức vì lý do sức khỏe. Tin này gây ra nhiều thắc mắc vì người ta không biết Ngài đã chính thức đệ đơn xin từ chức chưa? Hoặc đó chỉ là lời "xin miệng" với Ðức Thánh Cha? Và nếu thế, thì lời “xin miệng”có hợp thủ tục, có được Toà Thánh chấp nhận không? Tất cả đều chưa có câu trả lời.

    Chúng tôi đi kiểm chứng và biết rằng một cách chính thức Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh Vatican hoàn toàn im lặng về vấn đề này. Tuy nhiên, nguồn tin thân cận từ Vatican mà VietCatholic có được cho biết là "ngay sau khi Ðức TGM Ngô Quang Kiệt nói đến ý định từ chức thì Ðức ông Parolin đã có nhận định với Ðức Tổng là không nên làm thế trong hoàn cảnh hôm nay". Thêm vào đó, tin hành lang ở Vatican cho biết là Ðức TGM Ngô Quang Kiệt vẫn được Tòa Thánh hoàn toàn tín nhiệm trong việc cai quản Tổng Giáo Phận Hà Nội.

    Với Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, không thấy văn bản nào nói về tin Ðức TGM Ngô Quang Kiệt từ chức, chỉ có Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn thay thế Ðức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, trả lời điện thư cuả cha Trần Công Nghị, Giám Ðốc cơ quan thông tấn ViệtCatholic, về câu hỏi Ðức TGM Ngô Quang Kiệt có từ chức hay không. Ðức Hồng Y trả lời cha Trần Công Nghị môt số điểm chính như sau:

    1. Vào cuối tháng 6, tại Roma, Ðức Tổng Kiệt cho biết, thật sự vì lý do sức khoẻ, Ngài đã trình bày cho các Giám mục Việt Nam đang họp ở Roma biết về ý định xin từ chức của Ngài với Ðức Thánh Cha. Như vầy lý do là vì bệnh trạng của Ngài.

    2. Ðức Hồng Y góp ý với Ðức TGM Hà nội là Ðức Thánh Cha có cho từ chức hay không, sớm hay muộn, là việc của Ðức Thánh Cha; còn phần Ðức TGM Hà nội, Ngài có trách nhiệm dành thời gian điều trị, tĩnh dưỡng để có thể tiếp tục công việc mục vụ lâu dài.

    3. Ðức TGM Ngô Quang Kiệt cho Ðức Hồng Y biết là Roma cũng đã có đề nghị hướng điều trị, còn thời điểm thì để ngài định liệu."

    Cứ theo nội dung mà Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn trả lời trên đây, người ta thấy việc Ðức TGM Ngô Quang Kiệt ngỏ ý xin từ chức rõ ràng là do vấn đề cá nhân, vấn đề sức khoẻ, hoàn toàn không phải là do áp lực của chính quyền cộng sản Việt Nam, cũng không phải do áp lực của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam.

    Nhưng lời giải đáp của Ðức Hồng Y dù rất chính xác, nhưng dư luận vẫn không tin là chính đáng, và có được dư luận bên ngoài chấp nhận không? Hay là còn nhiều uẩn khúc trong vấn đề này? Ðể trả lời các câu hỏi trên, chúng ta hãy xem các bài viết bên ngoài phân tích thế nào về việc Ðức TGM Ngô Quang Kiệt xin từ chức.

    Dư Luận Nghĩ Gì Về Việc Ðức TGM Ngô Quang Kiệt Từ Chức

    Viết về đức TGM Hà Nội trong thời gian gần đây các bài viết cũng như các câu chuyện giữa người Công Giáo đều nêu bật ba sự kiện: Thứ nhất, sau khi triều yết Ðức Thánh Cha về, Ðức TGM Ngô Quang Kiệt đã đi nghỉ hai lần tại tu viện Châu Sơn, Ninh Bình vì lý do sức khoẻ. Thứ hai, Ðức TGM đã vắng mặt trong dịp Hội Nghị Thường Niên của các Giám Mục Việt Nam họp tại Xuân Lộc với lý do được viện dẫn là vì sức khỏe yêu kém. Thứ ba, trong dịp lễ tấn phong Linh Mục Nguyễn Năng làm Giám Mục Phát Diệm, giới quan sát thấy vai trò và vị thế của một vị TGM Hà Nội được sắp xếp cách nào đó mà đã có một số người dị nghị và bình luận, và vô tình lại càng làm nhiều người hiểu lầm thêm.

    Từ ba sự kiện này, các bài viết và dư luận bên ngoài, căn cứ vào các diễn biến chính trị xã hội và nội tình Giáo Hội Việt Nam, đã đi đến kết luận rằng Ðức TGM sẽ từ chức, nhưng không phải vì lý do sức khoẻ mà là do (1) áp lực của chính quyền Việt Nam, (2) do áp lực của HÐGMVN và (3) cuối cùng cũng do Tòa Thánh nữa.

    Áp lực từ phía chính quyền Việt Nam:

    Vụ Ðức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đứng lên đòi hỏi công lý và sự thật trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà là một điều hoàn toàn đúng. Các Giám Mục, giáo dân cũng thấy đúng, nhưng không dám mạnh mẽ nói ra. Còn đối với chính quyền cộng sản Việt Nam, việc làm của Ðức Tổng bị coi là nguy hiểm vì làm lung lay vị thế độc tôn cai trị của họ, gây nguy hại cho an ninh chính trị vì Ngài đã tố cáo cho thế giới biết chính quyền cộng sản Việt Nam là chính quyền, không tôn trọng công lý, vi phạm nhân quyền. Ðối với người dân bình thường, ai đứng lên phản đối chính quyền, chắc chắn họ sẽ bị cộng sản bắt giam, tù tội. Nhưng với người đứng đầu một tổng giáo phận thủ đô Hà Nội như Ðức TGM Kiệt, việc bắt giam Ngài vào thời buổi này là việc cộng sản không thể làm được vì sợ dư luận quốc tế. Họ bị bó tay nên ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã lên tiếng đòi HÐGMVN xử lý và đưa Ðức TGM Ngô Quang Kiệt đi nơi khác. Như vậy ai cũng thấy căn nguyên ban đầu là Nhà nước cộng sản không ưa gì đức TGM Kiệt và chỉ muốn bứng ngài đi khỏi Hà nội thôi! Nhưng áp lực đó có ảnh hưởng đến lập trường của Tòa Thánh Vatican, đến HÐGMVN, và đến chính Ðức TGM Ngô Quang Kiệt, thì chúng ta không được biết, vì không có tài liệu nào chứng minh cho vấn đề này. Tuy nhiên, ta hãy quan sát hiện tượng để tìm ra bản chất.

    Ðối Với Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam

    Do áp lực từ phía chính quyền, các bài viết hay dư luận bên ngoài nhận định rằng chính quyền Hà Nội không muốn có sự hiện diện của Ðức TGM Ngô Quang Kiệt tại bất cứ nơi đâu tại VN nên đã kín đáo liên lạc với các vị GM để các Ngài gây áp lực với Ðức TGM. Sự kiện được các bài báo viện dẫn là sự im lặng của HÐGMVN nói chung và đa số các Giám mục khác nói riêng trước lập trường của Ðức TGM trong các vụ tòa Khâm Sứ, Thái Hà v.v... Các bài viết đó cũng suy diễn HÐGMVN đã gây áp lực mạnh đối với Ðức TGM Hà Nội. Bằng chứng là Ðức Tổng đã không có mặt trong Hội Nghị Thường Niên của các Giám Mục họp tại Xuân Lộc, cho dù lý do sự vắng mặt được Ngài giải thích là vì tình trạng sức khoẻ. Bằng chứng thứ hai là vị thế của Ðức Tổng trong lễ tấn phong Giám Mục ở nhà thờ chính tòa Phát Diệm vào ngày 8 tháng 9 năm 2009. Như đã nói trên, các lập luận trên chỉ là những suy diễn nhưng khó lòng bác bỏ vì đa số rất dễ tin vào những gì mình đễ thấy và dễ cảm nhận.

    Người ta cũng lập luận rằng: trong thâm tâm, vị Linh Mục nào, Giám Mục nào cũng không ưa gì cộng sản. Nhưng qua kinh nghiệm, các Ngài thấy từ khi VN tuyên bố mở cửa vào năm 1986, và từ khi HÐGMVN chuyển hướng chính sách từ đối đầu thời ÐGM Nguyễn Minh Nhật đến chính sách hòa hoãn với chính quyền dưới thời ÐGM Nguyễn Văn Hòa làm Chủ Tịch HÐGM Việt Nam, thì Giáo Hội Việt Nam được dễ thở hơn, sinh hoạt sống đạo khởi sắc hơn, việc truyền chức Giám Mục, Linh Mục cũng dễ dàng hơn. Từ đó, người ta suy diễn và nghi ngờ rằng biết đâu một vài Giám Mục trẻ có chân trong HÐGM chưa dầy dạn kinh nghiệm, nên có thể muốn phương cách tiếp tục đối thoại với chính quyền và chờ đợi và hy vọng một ngày mai tươi sáng. Thêm vào đó, nếu ngoại giao khéo léo với chính quyền, thì có thể sẽ lợi ích hơn cho Giáo hội. Tỏ thái độ với chính quyền lúc này là không đúng lúc, không phải là giải pháp khôn ngoan, phải bảo vệ lực lượng. Vì chính quyền vẫn dùng bạo lực khi cần để trấn áp các người đòi hỏi dân chủ, nhân quyền, công lý. Hơn nữa, lật đổ chính quyền không phải là nhiệm vụ của Giáo Hội mà nhiệm vụ chính là rao giảng tin mừng cho mọi người, kể cả người cộng sản từng bức hại Giáo Hội.

    Về Phía Ðức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt:

    Tình trạng sức khỏe hiện nay của Ngài không được khả quan là điều có thật bằng chứng là trước đây mấy năm, Ngài đã cho nhiều vị Giám Mục, Linh Mục biết vì tình trạng sức khoẻ nên việc điều hành tổng giáo phận của Ngài gặp rất nhiều trở ngại. Nhiều người lầm tưởng rằng trong những ngày chuẩn bị khai mạc Năm Thánh 2009-2010 tại Sở Kiện, Ngài đã hoạt động rất năng nổ và sinh hoạt rất nhiều và cho rằng: "không thấy có dấu hiệu nào là Ngài bị suy yếu về mặt tinh thần lẫn thể xác".

    Tuy nhiên, xét cho công bằng nếu vì vấn đề sức khoẻ mà đức Tổng không điều hành được công việc của Tổng Giáo Phận, thì việc xin từ chức của Ngài là điều rất chính đáng. Nhưng chúng ta phải lưu ý là theo giáo luật, việc bổ nhiệm hay để cho một vị Giám Mục nào từ chức, hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Tòa Thánh Vatican. Một vị Giám Mục muốn từ chức vì lý do sức khoẻ hay đến tuổi về hưu, cũng phải đệ đơn lên Tòa Thánh. Sau khi cứu xét và thấy có lý do chính đáng Tòa Thánh sẽ công bố sắc lệnh, lúc đó vị Giám Mục mới được từ chức.

    Về trường hợp đức TGM Ngô Quang Kiệt, nếu thực sự một cách nào đó mà phải rời chức vụ Tổng giáo phận Hà Nội thì người hưởng lợi nhiều nhất là chính quyền Việt Nam. Họ không còn phải đối phó với một người có tiếng nói được nhiều người nghe, được thế giới chú ý, lại có tư thế “bất khả xâm phạm”. Họ sẽ lợi dụng lúc Tòa Giám Mục Hà Nội trống ngôi để đặt điều kiện khắt khe với Tòa Thánh Vatican. Bằng chứng cụ thể là chính quyền VN đã từng bắt bí Tòa Thánh trong vụ tòa tổng Giám Mục thành phố Sài Gòn bị trống ngôi khi Ðức TGM Nguyễn Văn Bình tạ thế. Ba bốn năm sau, họ mới chấp nhận để đức Giám Mục Phạm Minh Mẫn về nhận chức TGM Sàigòn.

    Trong khi đó, một sự thật hiển nhiên không cần kiểm chứng là giáo dân cũng như nhiều ngưòi Việt Nam khác đang rất qúy trọng tư cách và lập trường của Ðức TGM Ngô Quang Kiệt, Ðức Cha Cao Ðình Thuyên của giáo phận Vinh và Ðức Cha Nguyễn Văn Tân của giáo phận Vĩnh Long. Các vị này được coi là những người đặt quyền lợi Giáo Hội, Công Lý và Sự thật trên quyền lợi cá nhân. Việc Ðức TGM xin từ chức hay bị buộc từ chức lúc này chắc chắn gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín Hội Ðồng Giám Mục VN.

    Vai Trò Toà Thánh Vatican:

    Khi có tin Ðức TGM Ngô Quang Kiệt sẽ từ chức, VietCatholic đã kiểm chứng tin này với một số giới chức có thẩm quyền và thạo tin tại Vatican. Chúng tôi được biết tin đức TGM Ngô Quang Kiệt tự ý ngỏ lời với Ðức Thánh cha xin từ chức vì lý do sức khoẻ là có thật. Sau đó một số giới chức Vatican cũng đã có đề nghị hướng điều trị, còn thời điểm thì để Ðức Tổng định liệu. Trong khi đó, cũng từ nguồn tin từ Vatican, chúng tôi được biết Tòa Thánh vẫn tuyệt đối tin tưởng Ðức TGM Ngô Quang Kiệt và không muốn cho Ngài từ chức. Vì thế, trong thư Ðức Hồng Y trả lời LM Trần Công Nghi mới có câu “còn thời điểm thì để tùy Ngài định liệu". Nhưng có việc từ chức hay không, Toà Thánh để tùy đức Tổng quyết định. Bằng chứng nữa là Ðức Hồng Y Marie Etchegaray, một giới chức cao cấp của Toà Thánh, là Phó Niên Trưởng Hồng Y Ðoàn, sang VN trong dịp Khai Mạc Năm Thánh, cùng đồng tế với Ðức TGM Ngô Quang Kiệt tại nhà thờ chính tòa Hà Nội, là một dấu chỉ nói lên một điều gì tích cực mà ta phải suy nghĩ, nhất là khi Ngài nói Ngài không muốn đưa cây gậy Giám Mục, một biểu tượng quyền bính, của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt về Roma.

    Tuy nhiên, tin Ngài từ chức vẫn được loan truyền trong giới Công Giáo, kể cả trong hàng giáo sĩ cao cấp tại Việt Nam. Do vậy chúng tôi muốn xem xét vấn đề này như thế nào.

    Người ta vẫn còn nhớ vào lúc giáo dân Hà Nội đang đứng lên đòi công lý tại Tòa Khâm Sứ thì một văn thư của Ðức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khuyến cáo đức TGM phải chấm dứt cuộc tranh đấu. Từ đó, mọi người Việt Nam đều nghĩ rằng Tòa Thánh muốn áp dụng chính sách hòa hoãn, không muốn đối đầu với nhà nước cộng sản Việt Nam. Nhưng thực ra, nếu nhìn lại chúng ta thấy lúc đó Tòa Thánh và Ðức TGM Hà Nội làm một việc rất nhân đạo và kịp thời: vì thời thiết giá lạnh mùa đông bất thường nên những giáo dân đến cầu nguyện ngày đêm ở trước Tòa Khâm Sứ có thể bị thế giới hiểu lầm cho rằng đó là một hành động thiếu nhân bản, nhất là đối với giáo dân nghèo khó như vậy, không có chăn mền, cơm no áo ấm...

    Mọi người thừa biết rằng với kinh nghiệm ngoại giao tích lũy trên 2000 năm, Tòa Thánh không bao giờ hy sinh quyền bính của mình để đánh đối lấy việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Trường hợp Trung Quốc là một ví dụ cụ thể. Tòa thánh đã không chịu nhượng bộ mọi chuyện để đổi lấy việc thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh. Trường hợp Việt Nam cũng vậy, Vatican đâu có được hưởng thêm quyền lợi gì. Việc bổ nhiệm Giám Mục tại VN cũng như tại Trung Quốc vẫn phải có sự đồng ý của chính quyền.

    Kết Luận:

    Tóm lại nếu tin Ðức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức được chính thức công bố thì hậu quả ai cũng thấy nạn nhân chính là khối người Việt, bất kể lương giáo, ở hải ngoại hay trong nước, không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Ðối tượng thứ hai bị thiệt hại danh dự một cách nghiêm trọng là Tòa Thánh Vatican và Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam. Ðã có nhiều bình luận cho rằng nếu Ðức TGM Kiệt bị từ chức thì HÐGMVN và Tòa Thánh Vatican đã phải khuất phục trước chính quyền cộng sản Việt Nam. Người được hưởng lợi nhiều nhất là chính quyền cộng sản Việt Nam. Mọi người hy vọng Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam sẽ có một khuyến cáo cụ thể nào đó về trường hợp Ðức TGM Ngô Quang Kiệt để Tòa Thánh đưa ra được quyết định có lợi nhất cho Giáo Hội Việt Nam trong giai đoạn này.

    Ðồng bào Việt Nam đang trông đợi vào những quyết định thật sáng suốt nơi HÐGMVN, Tòa Thánh Vatican, và cá nhân Ðức TGM. Xin các đấng và đặc biệt Ðức TGM Ngô Quang Kiệt nên cân nhắc rất kỹ lưỡng vấn đề từ chức, vì sự kiện từ chức lúc này chỉ gây ra những hậu quả vô cùng tai hại cho Giáo Hội Việt Nam. Lịch sử Giáo Hội Việt Nam chắc chắn sẽ ghi lại biến cố lịch sử này và các sử gia sẽ lượng giá tích cực hay nghiêm khắc lên án là tuỳ theo quyết định của Ðức TGM Ngô Quang Kiệt, của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và của Tòa Thánh Vatican.

    Qua câu trả lời “còn thời điểm thì để tùy Ngài định liệu”, như vậy xét cho cùng, tất cả vấn đề đều nằm trong quyết định của Ðức TGM. Nếu vì điều kiện sức khoẻ, vì gặp khó khăn với chính quyền, không làm việc được trong lúc này, chúng tôi cũng xin Ðức Tổng cứ giữ tình trạng hiện giờ. Mọi việc đã có Ðức Giám Mục phụ tá Giáo Phận Hà Nội đảm trách. Rồi sau 3 hay 5 năm, Ðức TGM có muốn từ chức vì bất cứ lý do gì thì dư luận sẽ xét đoán vấn đề duới một góc cạnh hoàn toàn khác.

    Thành khẩn cầu xin cho các đấng bản quyền được ơn soi sáng trong vấn đề này.

    Nguyễn Long Thao
    (source: http://www.vietcatholic.net/News/Html/73930.htm)
    {nl}{nl}
    Posted on 29 Nov 2009
    [ print ]


    FreeVietNews
  • KHÔNG ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHIẾU, TÌNH TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TĂNG CAO -- posted on 30 Nov 2009
  • Khai mạc Năm Thánh 2010 tại Tổng Giáo Phận Sàigòn -- posted on 29 Nov 2009
  • SAIGON MƯA LỚN, PHỐ LẠI THÀNH SÔNG -- posted on 29 Nov 2009
  • LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010 - Tổng Giáo Phận Sài Gòn tại Trung Tâm Mục Mục 27.11.2009 -- posted on 29 Nov 2009
  • Phân tích vấn đề Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức -- posted on 29 Nov 2009
  • Chút suy tư về Đại hội giới trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội -- posted on 29 Nov 2009
  • THAM NHŨNG LAN TRÀN TRONG NGÀNH Y TẠI VIỆT NAM -- posted on 29 Nov 2009
  • TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁ GIÁ ĐỒNG BẠC VIỆT NAM -- posted on 29 Nov 2009
  • THẤY GIÁO VŨ HÙNG TIẾP TỤC TUYỆT THỰC TRONG TÙ -- posted on 29 Nov 2009
  • KẾT THÚC HỘI THẢO BIỂN ĐÔNG -- posted on 29 Nov 2009
  • TRUNG CỘNG RA OAI ĐƯA 2 TÀU LỚN ĐẾN HOÀNG SA -- posted on 29 Nov 2009
  • UNICEF CHỈ TRÍCH QUY ĐỊNH VÀ THỦ TỤC XIN CON NUÔI CỦA VIỆT NAM -- posted on 28 Nov 2009
  • PHÁI ĐOÀN VĂN PHÒNG 2 VIỆN HÓA ĐẠO ĐIỀU TRẦN VỀ TÌNH TRẠNG ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO TRƯỚC ỦY BAN NHÂN QUYỀN QUỐC HỘI ÚC Ở THỦ ĐÔ CANBERRA -- posted on 28 Nov 2009
  • VIỆT NAM VÀ TRUNG CỘNG NẮM GIỮ CHÌA KHÓA CHO VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG -- posted on 28 Nov 2009
  • SAIGON BỊ BAO PHỦ BỞI SƯƠNG MÙ DÀY ĐẶC -- posted on 28 Nov 2009
  • ĐỘNG ĐẤT GẦN THỦY ĐIỆN SƠN LA, HÀ NỘI BỊ RUNG CHUYỂN -- posted on 28 Nov 2009
  • VIỆT NAM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG -- posted on 28 Nov 2009
  • VÕ NGUYÊN GIÁP BỊ LIỆT TOÀN THÂN, ĐANG CHỜ CHẾT -- posted on 28 Nov 2009
  • VIỆT NAM BẤT NGỜ TĂNG LÃI SUẤT, NHÀ NƯỚC CAN THIỆP MẠNH VÀO THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ, CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG TĂNG CAO -- posted on 28 Nov 2009
  • ỦY BAN KIỂM KÊ DÂN SỐ TIẾP XÚC VỚI TRUYỀN THÔNG TẠI MIỀN NAM CALIFORNIA -- posted on 28 Nov 2009
  • THƯỢNG VIỆN CỨU XÉT 1 NỮ CHÁNH ÁN VIỆT ÐỀ CỬ VÀO CHỨC CHÁNH ÁN LIÊN BANG -- posted on 28 Nov 2009
  • THẦN ĐỒNG GỐC VIỆT 13 TUỔI ĐOẠT GIẢI SÁNG TÁC NHẠC, SẼ ĐI NHẬT TRÌNH DIỄN -- posted on 28 Nov 2009
  • THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI STRASBOURG NGÀY 26.11.2009 -- posted on 27 Nov 2009
  • Bài phát biểu của Ðức Hồng y Etchegaray trước Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 -- posted on 26 Nov 2009
  • VÀI LỜI TÂM HUYẾT GỬI CÁC CHÁU DZIỆT KIỀU -- posted on 26 Nov 2009
  • HÀ NỘI TỔ CHỨC HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ BIỂN ĐÔNG -- posted on 26 Nov 2009
  • HÀNG TRĂM TRẺ EM Ở SAIGON BỊ BỆNH HÔ HẤP, TIÊU CHẢY -- posted on 26 Nov 2009
  • NHẬT XÂY NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN TẠI KHÁNH HÒA, CÁC DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN VÙNG CAO CÓ THỂ GÂY THIỆT HẠI LỚN -- posted on 26 Nov 2009
  • DOANH GIỚI VIỆT TÌM CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ -- posted on 26 Nov 2009
  • TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM VÀ PHÚC TRÌNH CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ -- posted on 26 Nov 2009
  • ĐẾN LƯỢT MỸ CÓ THỂ CŨNG ĐIỀU TRA SECURENCY -- posted on 26 Nov 2009
  • Những sự có mặt đầy ý nghĩa -- posted on 25 Nov 2009
  • 100,000 GIÁO DÂN THAM DỰ THÁNH LỄ PHÁT ÐỘNG NĂM THÁNH -- posted on 25 Nov 2009
  • BÁO CÔNG AN CHỈ TRÍCH DÂN BIỂU MỸ ÐÒI TRẢ TỰ DO CHO LINH MỤC LÝ LÀ KHÔNG THỰC TẾ -- posted on 25 Nov 2009
  • HÀ NỘI TIẾP TỤC SIẾT CHẶT KIỂM SOÁT TRUYỀN THÔNG, NGẠI PHẬT LÒNG TRUNG CỘNG -- posted on 25 Nov 2009

  • line

    gia chanh

    Thịt Kho Nước Dừa

    thit-kho-250x150.jpgMón thịt kho nước dừa phổ biến ở miền Nam Việt Nam, trong các nhà hàng, quán ăn và trong mỗi bữa cơm gia đình. Thời tiết mát mẻ được thưởng thức thịt kho kèm với canh rau hoặc...




     HÍ HỌA
    Mỗi ngày hy vọng càng ít đi...
    (by Steve Breen)


    Ông quá lo đấy nhé!
    (by Arend van Dam)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam