Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TRUNG CỘNG RA OAI ÐƯA 2 TÀU LỚN ÐẾN HOÀNG SA
Tin Hà Nội - Trung Cộng đã điều động hai tàu lớn loại tuần biển nghề cá Ngư Chính 303 và Ngư Chính 311 đến đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày hôm qua để thị uy với đàn em Cộng sản Việt Nam. Bản tin hình của Tân Hoa Xã nói các tàu tuần này có nhiệm vụ hộ tống các tàu đánh cá trên biển Ðông và tuần tiễu các vùng biển ở đây mà họ ngang nhiên cho là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của nước họ, bất chấp các qui luật quốc tế. Lãnh tụ hai nước gặp nhau thường xuyên hô hào 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt nhưng thực tế chứng minh hoàn toàn ngược lại. Trước đây hôm 16 tháng 11, Trung Cộng đã đưa tàu bệnh viện tối tân nhất của họ đến thực tập cấp cứu trên biển.
Vào trung tuần tháng 6, những tàu tuần nghề cá đã được đưa tới quần đảo Hoàng Sa khi Bắc Kinh ngang ngược ra lệnh cấm đánh cá hai tháng rưỡi trên biển Ðông. Một số tàu đánh cá của Việt Nam đã bị đâm chìm hoặc bị kéo về đảo Phú Lâm để bắt chuộc bằng những số tiền lớn. Vào cuối tháng 9 ngư dân Việt Nam đưa tàu tới Phú Lâm tránh bão, vừa bị bắn đuổi, vừa bị đánh đập và cướp hết ngư cụ, trang bị hải hành, cá đánh được. Hành động đưa tàu tuần lớn tới thị uy ở Hoàng Sa diễn ra khi có cuộc hội thảo về tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông diễn ra ở Hà Nội. Các học giả, chuyên gia của nhiều nước trên thế giới cho rằng chìa khóa của vấn đề là giải quyết bằng thương thuyết và pháp lý quốc tế, nhưng các cuộc tập trận qui mô trên biển Ðông của Trung Cộng vừa qua là chỉ dấu của kẻ ỷ bá quyền nước lớn, dựa vào sức mạnh quân sự nhiều hơn là luật lệ để bành trướng lãnh thổ.
Hôm qua theo các báo ở trong nước, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã cử người đến Ðại Sứ Quán Trung Cộng ở Hà Nội để phản đối việc Trung Cộng cử 2 tàu ngư chính đến quần đảo Hoàng Sa và tàu bệnh viện đến Trường Sa. Cùng ngày, phát ngôn Bộ Ngoại Giao Nguyễn Phương Nga nói Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Cộng cử tàu đến hai quần đảo này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Bà Nga còn nói Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Cộng chấm dứt các hoạt động này, không tiếp tục có các hành động làm phức tạp thêm tình hình tại biển Ðông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực.
Tuy nhiên ngoài những lời tuyên bố có vẻ cứng rắn của Phát ngôn viên bộ Ngoại giao ra, các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam thì lại rất hèn nhát nếu không muốn nói là khiếp nhược trước quan thày Bắc Kinh. Người ta còn nhớ vào giữa tháng 4 khi Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng đến tỉnh Hải Nam Trung Cộng để tham dự Diễn Ðàn Châu Á Bác Ngao và gặp gỡ Thủ tướng Trung cộng là Ôn Gia Bảo, đã không dám phản đối một tiếng nào mà chỉ hết lời ca tụng quan thày, còn hứa hẹn sẽ tiếp tục duy trì các cuộc đi thăm, gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao, và còn tuyên bố sẽ tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho vấn đề còn tồn tại liên quan đến biên giới lãnh thổ. Vào tháng 10 khi Nguyễn Tấn Dũng gặp Ôn Gia Bảo ở thành phố Thành Ðô tỉnh Tứ Xuyên, Trung cộng, họ Ôn còn ra lệnh cho Nguyễn Tấn Dũng phải về nước và tổ chức rầm rộ cái gọi là 60 năm hữu nghị Việt Trung sẽ diễn ra vào năm sau tại Hà Nội.(SBTN){nl}{nl}
Nếp vo sạch, cho vào nấu hơi nhừ, cho bắp đã bào mỏng và lá dứa vào, nêm chút muối, khi nếp nhừ và bắp đã chín cho đường vào, nêm ngọt là được (đừng nấu lỏng quá) để lửa yếu. Khi chín, nhắc xuống, cho vani vào...