Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
GẦN 13 NGÀN SINH VIÊN VIỆT NAM DU HỌC Ở MỸ
Tin Hoa Thịnh Ðốn - Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ 9 trong số 20 quốc gia trên thế giới có sinh viên du học tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, xét về sự gia tăng thì Việt Nam lại đứng hạng nhất, tỷ lệ 46.2% trong niên khóa vừa qua với tổng số 12,823 du học sinh. Phúc trình của Viện giáo dục quốc tế cho thấy số sinh viên ngoại quốc ghi danh vào các đại học Mỹ tăng kỷ lục trong niên học vừa qua.
Theo, báo cáo này, số sinh viên ngoại quốc tại Hoa Kỳ tăng 8% lên con số kỷ lục 671,616 trong niên khóa 2008-2009, được coi là cao nhất kể từ năm học 1980-81 và đông hơn bất cứ nước nào khác. Với số thu $18 tỉ đô-la mỗi năm do sinh viên du học tại Mỹ mang lại, giới chức cùng các nhà giáo dục cho rằng chính nhờ nền giáo dục cao đã giúp đẩy mạnh thêm cho nền kinh tế èo uột của Hoa Kỳ. Ấn Ðộ vẫn là quốc gia đứng đầu danh sách có số sinh viên đông nhất, nhưng mức tăng không đáng kể so với những năm trước với 103,260 người. Góp phần lớn nhất vào sự ghi danh tăng vọt là sinh viên từ Trung Cộng và Việt Nam, cùng một số nước có nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh. Trung Cộng là chủ chốt của sự tăng vọt với sự gia tăng 21.1% lên thành 98,235 sinh viên. Du học sinh từ Việt Nam có số phần trăm cao nhất trong danh sách 20 quốc gia là 46.2%, tức 12,823 người. Saudi Arabia nằm trong số các nước gửi nhiều sinh viên sang Mỹ du học, năm rồi con số tăng 28% lên thành 12,661. Nghiên cứu cho thấy một số lý do khác góp phần vào sự gia tăng sinh viên du học, gồm việc nhiều trường đại học Hoa Kỳ đã nỗ lực vận động ngay tại Trung Cộng, và sự trổi lên của giai cấp trung lưu ở các quốc gia đang phát triển ở Á Châu.
Bà Rajika Bhandari, người hướng dẫn cuộc khảo cứu cho Institute of International Education nói dù Hoa Kỳ đang có cuộc khủng hoảng về tài chính, nhưng kinh tế Á Châu không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng như ở Hoa Kỳ. Gia đình ở Trung Cộng không đông con, họ dễ dàng bỏ tiền ra đầu tư cho học vấn của con cái. Quốc gia có số sinh viên giảm nghiêm trọng là Nhật Bản, sụt gần 14% do nền kinh tế ở bản quốc bị lung lay và dân số giảm sút. Trong năm 2008, Hoa Kỳ thu hút được 21% tổng số sinh viên ngoại quốc trên thế giới, so với Anh Quốc là 13%. Pháp về hàng ba với 9% và kế đến là Ðức. Nhưng nói chung Hoa Kỳ vẫn còn dư chỗ để cho con số này gia tăng, số sinh viên nước ngoài ở Mỹ chỉ chiếm 3.5% trong tổng số sinh viên toàn quốc, so với Anh là 16.3%, Úc là 22.5%. Riêng về Việt Nam, giới tuyển sinh từ các trường đại học Mỹ nhận thấy rằng đây là thị trường hải ngoại có số sinh viên sang Hoa Kỳ du học tăng mạnh nhất.
Trong tổng số sinh viên du học từ Việt Nam, hết 85% chiếu khán được cấp từ Saigon, và phần lớn trong số 5,000 sinh viên là những người dự tính bắt đầu ở một đại học cộng đồng bậc hai năm, rồi sau đó mới học lên bậc bốn năm. Lý do vì đòi hỏi về sinh ngữ ở các đại học cộng đồng thường ít khắc khe và không đòi hỏi thi tuyển nhập học. Theo bà Bhandari, Hoa Kỳ vẫn là nước khó khăn nhất để xin được chiếu khán du học kể từ sau vụ tấn công khủng bố ngày 911. Nay đến nước Anh, các trường đại học cũng đang gặp khó khăn xin cho sinh viên ngoại quốc được cấp chiếu khán nhập cảng kể từ khi có sự cải tổ về hệ thống di trú.
Phần nhiều sinh viên Việt Nam muốn sang du học Hoa Kỳ nhưng do tiến trình tuyển chọn chậm chạp và gay go, nên cuối cùng họ có khuynh hướng ghi danh vào học ở các trường tại Úc. Ðại Sứ Mỹ ở Việt Nam, ông Michael Michalak nói rằng ông chủ trương tăng thêm số sinh viên sang du học Hoa Kỳ, nhưng nhấn mạnh một điều là chiếu khán chỉ cấp cho những ai là sinh viên thực thụ, được một cơ sở giáo dục chứng nhận, hội đủ khả năng tài chính để theo học, và có dự tính dùng sở học đó để áp dụng khi trở lại Việt Nam.(SBTN) {nl}{nl}
Bánh Cuốn Nhân Thịt Chay Dùng chảo non-stick để tráng, đổ dầu ăn vào chảo để nóng. Phải chờ chảo nóng rồi để một muỗng bột vào quấy đều để bột phủ khắp mặt chảo, khoảng 3 phút bánh chín rồi úp chảo ra điã đã thoa dầu ăn thì bánh trên điã. Sau đó thì bỏ nhân vào giữa rồi cuốn lại...
HÍ HỌA
Tốt, Xấu & Khốn kiếp (by Gary Varvel)
Bê Đê cưới nhau đe doạ người khác. (by Mike Luckovich)