Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Rừng Việt Nam Bị Cán Bộ Xóa Sổ Gấp Nhiều Chục Lần Lâm Tặc
Tin Hà Nội - Không cách gì cứu nổi rừng Việt Nam. Bởi vì trong khi lâm tặc phá rừng chỉ một phần, thì các dự án thủy điện của nhà nước ngang nhiên phá hủy hàng chục lần nhiều hơn lâm tặc. Ðó là lời của Thạc sĩ lâm nghiệp Giám đốc Vườn Quốc gia Cư Yang Sin trong cuộc phỏng vấn được đăng tải trên mạng. Ông Lương Vĩnh Linh là người đang gìn giữ các ngôi rừng quý giá ở Ðắc Lắc, nơi dưới chân núi Cư Yang Sin và sau này trở thành huyện Krông Bông cho biết trong 10 năm qua ông đã chứng kiến nơi này mất đi 120 hecta rừng, trong đó ngoài 9 hecta rừng chuyển cho ngành văn hóa xây dựng khu di tích lịch sử Ðắk Tuar và 2.5 hecta rừng canh phòng lơi lỏng bị đồng bào nghèo phá lấy đất làm rẫy, thì hơn 108 hecta rừng đã bị phá cho một đập thủy điện. Ông tuyên bố núi tiền cũng không tạo được dù chỉ một cây ngàn tuổi. Ðể bắt được lâm tặc với đầy đủ tang chứng vật chứng, nhiều kiểm lâm đã đổ mồ hôi xương máu nhưng nhiều bản án cho bọn phá rừng, chặt cây, giết thú thì chỉ bị phạt nhẹ hoặc tù treo, nên lâm tặc tiếp tục hoành hành.
Tuy nhiên, điều đó không đáng sợ bằng gần đây chính nhà nước tàn phá hàng trăm hecta rừng để làm giàu bằng các dự án thủy điện. Bất chấp những phản đối từ các nhà bảo vệ môi sinh, cán bộ nhà nước vẫn tiến hành các công trình thủy điện và xóa sổ rừng, đưa tới thảm họa khí hậu do mất rừng không chỉ dân Việt Nam gồng mình gánh chịu mà cả trái đất cũng bị vạ lây, đến những thế hệ con cháu sau này cũng phải chịu ảnh hưởng.