Tin{nl}Hà Nội - Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng Cộng sản đã mở các hội nghị{nl}về tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc trong tam cá nguyệt cuối{nl}cùng năm 2009 tại một số địa phương. Hội nghị mới nhất diễn ra hôm qua{nl}tại Hà Nội. Trước đó một hội nghị tương tự được tổ chức tại Nha Trang{nl}thuộc tỉnh Khánh Hòa. Ðiều này cho thấy Hà Nội đang cố gắng biện minh{nl}cho những hành động khiếp nhược của mình đối với quan thày Bắc Kinh,{nl}bằng cách mở những hội nghị vô thưởng vô phạt về chủ quyền biển, cho dù{nl}những tin tức về những buổi hội thảo này đều bị ém nhẹm sau khi diễn{nl}ra.
Giới bình luận cho rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang phải{nl}đi nước cờ thận trọng, một mặt không dám làm lớn chuyện tranh chấp lãnh{nl}hải sợ làm mất lòng quan thày, mặt khác khơi gợi lòng yêu nước của{nl}người dân và tận dụng hỗ trợ của dư luận trong việc bảo vệ quyền lợi{nl}ngoài khơi, nhưng một cách âm thầm và không dám đưa lên các bản tin{nl}ngoại quốc.
Vào cuối tháng này Việt Nam sẽ tổ{nl}chức một hội nghị quốc tế đầu tiên về biển Ðông trong nỗ lực quốc tế{nl}hóa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển. Báo chí Việt Nam cho hay tại các{nl}hội nghị của ban Tuyên giáo Trung Ương, người tham dự đã nghe các báo{nl}cáo về tình hình biển Ðông; về công tác tuyên truyền biển đảo; tình{nl}hình phân giới, cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam và các nước láng{nl}giềng. Việc Việt Nam và Trung cộng tuần qua hoàn thành việc cắm 3 cột{nl}mốc cuối cùng trên đất liền tại khu vực tranh cãi cửa sông Bắc Luân, mà{nl}Hà Nội đã ca ngợi như điểm sáng trong công tác phân giới trên đất. Hai{nl}nước sẽ ký kết nghị định thư cắm mốc biên giới đất liền và các hiệp{nl}định đi kèm vào cuối năm nay.
Gần đây chủ đề{nl}biển đảo đã thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt sau các vụ ngư dân{nl}Việt Nam bị hạn chế hoạt động và ngược đãi khi hành nghề tại vịnh Bắc{nl}Bộ, là ngư trường mà Việt Nam coi là truyền thống của mình. Quốc Hội{nl}Việt Nam hiện đang họp tại Hà Nội, theo kế hoạch sẽ thông qua đạo luật{nl}về dân quân tự vệ, trong đó có điểm nói về phát triển lực lượng dân{nl}quân và tự vệ biển, được coi là làm nòng cốt bảo vệ người dân trên{nl}biển. Hà Nội cũng đang bàn về việc trang bị vũ khí cho các ngư dân đi{nl}đánh cá ngoài khơi, nhưng ai cũng sợ và nói cho dù họ có vũ khí đi{nl}chăng nữa, cũng chẳng thế nào chống cự lại được với một lực lượng Hải{nl}quân Trung cộng hùng mạnh, và chống cự chỉ có là chết chắc và việc này{nl}chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng của ngư dân. Vào sáng hôm nay Quốc Hội{nl}Cộng sản Việt Nam đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2010,{nl}trong đó tăng thêm số tiền chi cho chương trình Biển Ðông và hải đảo 38{nl}tỷ đồng. Hiện chưa rõ số tiền này sẽ được chi tiêu vào những khoản gì.{nl}Hà Nội cho đến nay vẫn tuyên bố là Việt Nam chủ trương giải quyết bất{nl}đồng tại biển Ðông qua giải pháp chính trị, đàm phán hòa bình trên luật{nl}lệ quốc tế.
Tuy nhiên nỗ lực của các quốc gia{nl}liên quan trong việc đối phó với Trung cộng đang gặp nhiều khó khăn,{nl}Bắc Kinh chỉ muốn đàm phán song phương với từng nước một và từ chối đưa{nl}vấn đề này ra bàn chung với cả khối ASEAN, mà ai cũng biết rằng nếu đàm{nl}phán riêng thì Bắc Kinh sẽ có lợi thế khi nói chuyện với Cộng sản Việt{nl}Nam vì những lãnh tụ của đảng và nhà nước quá khiếp nhược, không dám{nl}phản đối hoặc lên tiếng gì về việc này.(SBTN)
{nl}{nl}