Tin{nl}Hoa Thịnh Ðốn - Cũng trong dịp này, thân nhân các nhà tranh đấu trong{nl}nước đã gởi một bức thư cho nữ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, để{nl}kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ can thiệp cho các nhà dân chủ đang bị tù{nl}ngục nhân cuộc đối thoại Nhân Quyền với Việt Nam. Lá thơ viết nhân dịp{nl}Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam sẽ có một cuộc đối thoại về Nhân quyền tại{nl}thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, các thân nhân của các nhà dân chủ rất mong nữ{nl}Ngoại trưởng Clinton can thiệp trực tiếp và yêu cầu nhà cầm quyền Việt{nl}Nam hãy trả tự do cho tất cả những người bị giam cầm vì lý do nhân{nl}quyền, đặc biệt là những người đã bị bắt một cách phi lý hay đã bị xét{nl}xử một cách bất công trong thời gian qua.
Trường{nl}hợp 9 người bị đưa ra xử trong các phiên tòa vào các ngày 6, 7, 8 và 9{nl}tháng 10 vừa qua gồm có nhà Thơ Trần Ðức Thạch bị kết án 3 năm tù và 3{nl}năm quản chế. Nhà giáo Vũ Hùng bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế. Kỹ{nl}sư Phạm Văn Trội bị kết án 4 năm tù và 4 năm quản chế. Nhà văn Nguyễn{nl}Xuân Nghĩa bị kết án 6 năm tù và 3 năm quản chế. Sinh Viên Ngô Quỳnh bị{nl}kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế. Ông Nguyễn Văn Tính bị kết án 3 năm{nl}6 tháng tù và 3 năm quản chế. Ông Nguyễn Mạnh Sơn bị kết án 3 năm 6{nl}tháng tù và 3 năm quản chế. Ông Nguyễn Văn Túc bị kết án 4 năm tù và 3{nl}năm quản chế. Ông Nguyễn Kim Nhàn bị kết án 2 năm tù và 2 năm quản chế.{nl}Lá thơ viết đây là những người Việt Nam yêu nước, đã đấu tranh ôn hoà{nl}cho lý tưởng Tự do, Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam.
Ðây{nl}là những quyền được ghi rõ trong hiến pháp Việt Nam, nhưng họ đã bị{nl}giam cầm, bị xử án và bị đối xử một cách phi nhân bản. Từ khi bị bắt và{nl}ngay cả tại phiên tòa, họ đã cực lực phản đối sự cáo buộc phi lý của{nl}nhà cầm quyền và tòa án, và tất cả đều đồng thanh kháng án, kiên quyết{nl}phản đối các bản án đầy bất công vừa qua.
Lá{nl}thơ viết bên cạnh 9 người vừa bị xử án này, cũng xin nêu lên trường hợp{nl}nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Vì là một người tích cực hỗ trợ cho các{nl}nhà dân chủ bị đưa ra xử án, công an đã ngăn cản không cho bà đi dự{nl}phiên tòa tại Hải Phòng, và sau đó bà đã bị công an Việt Nam dàn cảnh{nl}trong một vụ xô xát để vu khống cho bà tội đánh người. Bà đã bị bắt giữ{nl}từ ngày 8 tháng 10 tại nhà riêng và hiện bị giam tại Hỏa Lò, Hà Nội.{nl}Hiện nay bà đang bị bệnh tiểu đường và huyết áp cao nhưng quản lý trại{nl}giam đã từ chối mọi hình thức tiếp tế thuốc men từ gia đình. Sau cùng,{nl}lá thơ cũng nêu lên trường hợp cô Phạm Thanh Nghiên, 32 tuổi, sức khỏe{nl}rất yếu, đã bị bắt giam tại nhà tù Trần Phú ở Hải Phòng từ tháng 9 năm{nl}2008 và cho đến nay vẫn chưa hề được đưa ra xét xử và gia đình chưa một{nl}lần được thăm viếng.
Lá thơ khẩn thiết kêu gọi{nl}bà Ngoại Trưởng can thiệp, yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cứu{nl}xét để trả tự do ngay tức khắc cho tất cả những người này. Họ bị cầm tù{nl}chỉ vì tranh đấu bảo vệ nhân quyềnlà một điều vô cùng phi lý, và để cho{nl}họ tuyệt thực hay bệnh hoạn đến chết là điều phi nhân bản đối với những{nl}công dân yêu chuộng tự do, công bằng và đấu tranh vì độc lập cho đất{nl}nước. Lá thơ ký ngày 6 tháng 11, và mang chữ ký cua ông Nguyễn Văn{nl}Dương là anh vợ của nhà thơ Trần Ðức Thạch, bà Lý Thị Tuyết Mai vợ nhà{nl}giáo Vũ Hùng, bà Nguyễn Thị Huyền Trang vợ kỹ sư Phạm Văn Trội, bà{nl}Nguyễn Thị Nga vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Ngô Quyền anh của Sinh{nl}Viên Ngô Quỳnh, bà Dương Thị Hài vợ ông Nguyễn Văn Tính, bà Bùi Thị Rề{nl}vợ ông Nguyễn Văn Túc, bà Ngô Thị Lộc vợ ông Nguyễn Kim Nhàn, bà Nguyễn{nl}Thị Lợi mẹ của cô Phạm Thanh Nghiên, và bà Lê Thị Thanh Phong là mẹ của{nl}nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. (SBTN) {nl}{nl}