Theo{nl}chủ nghĩa duy vật, đem giải thích theo lịch sử quan thì xã hội loài{nl}người theo cơ cấu hạ tầng cơ sở và thượng tầng cơ sở (super-structure).{nl}Hạ tầng cơ sở là vật chất thì bất biến. Thượng tầng cơ sở là trí tuệ,{nl}là kiến thức, là luân lý, là tôn giáo, là quyền bính thì thay đổi.{nl}Chính kinh tế làm thay đổi, biến thể. Thượng tầng cơ cở là nền tảng của{nl}chủ nghĩa duy tâm, mà kinh tế làm thay đổi. Lịch sử thế giới, theo họ,{nl}biến đổi, tiến bộ, không do trí tuệ, do chiến tranh, do tôn giáo, do{nl}tiến bộ khoa học. Nhưng là do kinh tế chi phối và họ đưa ra lịch sử{nl}quan để giải thích những giai đoạn loài người đang trải qua. Từ lúc{nl}kinh tế còn thô sơ cho tới nền kinh tế phức tạp ngày nay. Chính là kinh{nl}tế làm thay đổi mọi sự.
Theo chủ nghĩa Mác-Ănghen: Lịch sử thế{nl}giới diễn biến theo nhịp kinh tế, từ đời sống hang hầm, đá đẽo, cho tới{nl}thời đại điện tử. Kinh tế chi phối tất cả, nó làm thay đổi cái thượng{nl}tầng cơ cấu. Do đó, cải cách ruộng đất cũng trong đường lối diễn biến{nl}đó. Nó làm thay đổi bộ mặt xã hội, mà nền tảng là duy vật. Nó là duy{nl}vật nên không chấp nhận cái gì là thiêng liêng. Làm gì có Chúa, có{nl}thánh thần, có cái gì là linh thiêng cao cả, có cái gì là ở trên, có{nl}cái gì là cái đáng kính, đáng trọng, có cái gì cần nể nang, cần phải{nl}bảo tồn? Chủ nghĩa duy vật mù quáng, chôn vùi mọi thứ xuống đất, không{nl}chút thương tiếc.
Vì thế cải cách ruộng đất dựa vào chủ nghĩa{nl}duy vật, có thể đập phá lung tung, không phải kiêng nể bất cứ cái gì,{nl}phong trào được phát động đến mức con cái có thể đào mả bố, đấu tố sỉ{nl}nhục cha mẹ. San bằng tất cả những cái mà các chế độ, các thời đại{nl}trước đã tạo nên, để xây dựng một thượng tầng cơ sở mới, không biết nó{nl}sẽ là cái gì, vì vật chất thì mù quáng làm gì có cái kim chỉ nam. Sống{nl}suy nghĩ theo Mác-Ănghen thì nó miên man và ảo tưởng đến thế!
Nông{nl}dân vô sản làm gì mà biết suy luận như thế? Người ta bảo đánh thì đánh,{nl}đập phá thì đập phá. Rồi họ mãn nguyện với mảnh bằng, chứng thực. Họ{nl}được làm chủ mấy sào ruộng, để rồi ít lâu nữa sẽ rời những cái ghế chủ{nl}nhân. Bây giờ họ chưa biết thế đâu!
Tấm bằng được trình bầy một{nl}cách rất lộng lẫy khổ 60 x 40 có ghi những chữ lớn với nét đỏ thắm:{nl}Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất.
Sau đó là kê khai những{nl}thửa ruộng được làm chủ. Cuối cùng lại hiện ra những dòng chữ viết khá{nl}lớn, để cho thấy nội dung cũng quan trọng. Ðó toàn là những khẩu hiệu{nl}đã được ghi đó đây, được để ở cửa miệng để hô to. Ghi ở đây, chúng lại{nl}có ý nghĩa đặc biệt. Câu đầu là: “Tăng cường đoàn kết”.
Ðoàn kết{nl}ở đây, trong lúc này nó có ý nghĩa đặc biệt. Nói theo chủ thuyết Hegel,{nl}một trong những chủ thuyết của chủ nghĩa Mácxít-Hegel chủ chương thuyết{nl}Tan Hợp, Hợp Tan Antithèse và Synthèse. XÃ hội chứa đầy những mâu thuẫn{nl}(Antithèse). XÃ hội luôn có những mâu thuẫn (Antithèse) và do cuộc đấu{nl}tranh giữa những cái mâu thuẫn, đi tới tổng hợp (Synthèse). Tổng hợp{nl}đây không có nghĩa là hợp những cái mâu thuẫn lại, nhưng là các mâu{nl}thuẫn loại bỏ nhau, thành một cái mặt bằng (Synthèse). Ðó chính là điều{nl}mà bản Tuyên Ngôn của Mác mới đầu: “Hỡi các bạn vô sản trên thế giới,{nl}hãy đoàn kết lại”.
Trong cải cách ruộng đất: giới vô sản, tức{nl}bần cố nông đứng sau Ðảng, lật đổ không những giới chủ ruộng, mà còn cả{nl}những mâu thuẫn đối nghịch khác, để làm nên một mặt bằng gồm những{nl}người khố rách như nhau, để rồi trên đó sẽ có những người có cái khố{nl}lành hơn, cái áo sặc sỡ hơn, làm nẩy nở những mâu thuẫn khác{nl}(Antithèse). Ðó chỉ là những cái mà giới chóp bu đưa vào để tìm nguồn{nl}động lực cho hoạt động của mình; còn dân chúng thì chỉ bị lái, mà nổi{nl}lên một cách vô ý thức.
Sau cuộc đấu tranh mệt mỏi, được thưởng{nl}bằng một tờ giấy có ghi: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất” là hể{nl}hả. Nhưng còn phải giữ cái thành quả đó bằng “tăng cường đoàn kết”, rồi{nl}“nâng cao cảnh giác”. Nâng cao cho đến lúc ruộng đất được đem đi dâng,{nl}còn lại mảnh bằng, có cất kỹ thì may ra lâu mới không mục vì nó bằng{nl}giấy. Nhưng cái gì con người tạo nên, nó cũng sẽ mau biến đi như thân{nl}phận con người.
Cải cách ruộng đất chỉ là một công cụ mà Ðảng{nl}Cộng Sản nước nào cũng dùng để xây dựng và củng cố quyền bính. Nó là{nl}công cụ, nên chỉ là giai đoạn, vì chỉ được dùng vào một thời nào đó.{nl}Những cảnh rùng rợn nó gây nên, chẳng bao lâu người ta cũng nguôi đi,{nl}hoặc bị làm cho quên lãng.
Khoảng tháng 10 năm 1956, người ta{nl}mời tôi đi họp. Sao người ta lại mời tôi, họp về việc gì tôi cũng không{nl}nhớ! Kỳ cục thay, địa điểm họp chính lại là ở trường đào tạo cán bộ cải{nl}cách ruộng đất ở thị xã Phủ Lý. Một khu rộng rãi, gần nhà thờ, có mấy{nl}chục ngôi nhà lợp lá. Thị xã Phủ Lý lúc này do tiêu thổ kháng chiến đã{nl}bị hoang tàn, dân cư thưa thớt, nhà cửa lụp xụp. Có độ vài trăm người{nl}họp. Có điều khác thường, chắc trước đây không có. Ðó là một ngôi nhà{nl}nguyện, trong đó sáng tối có tiếng đọc kinh râm ran. Người họp có đủ{nl}hạng, thành thị, nông thôn, đàn bà, đàn ông, người già, người trẻ...{nl}các bà đọc kinh cầu nguyện tối sáng, có lẽ là các bà Bùi Chu. Cũng có{nl}mấy linh mục khác. Chúng tôi không gặp nhau, vì không muốn lợi dụng đi{nl}họp để gặp nhau. Chúng tôi không làm lễ dù người ta mời. Cũng không đến{nl}cái nhà gọi là nhà nguyện bao giờ. Ði họp là đi họp, không làm lễ, và{nl}chúng tôi không mang áo dài thâm, để lấy cớ không có áo dài thâm thì{nl}không làm lễ. Họp ba ngày, ăn ngủ ở đó, phân chia từng tổ. Tổ bao gồm{nl}những người thuộc tỉnh mình, địa phương mình. Tổ của tôi gồm các nhân{nl}sĩ, bác sĩ, giáo sư, nghĩa là thành phần “thượng lưu”.
Không{nl}biết có nhiều phiên họp chung không, và họp về các đề tài gì? Chỉ biết{nl}chúng tôi ngồi với nhau tán chuyện suốt ngày. Rồi bữa ăn, bữa quà. Tối{nl}đến đi xem diễn kịch, hoặc Xinêma. Những giải trí đó tôi không đi bao{nl}giờ.
Họp sau khi cải cách, giữa trường đã đào tạo đội cải{nl}cách, mà không nói gì tới cải cách. Không khen, không chê, không rút{nl}kinh nghiệm. ở dưới mái nhà đã che nắng mưa cho những người được huấn{nl}luyện để đi gây rùng rợn, sợ hãi cho kẻ khác. Nằm trên những chiếc{nl}giường mà hôm nào đó, những người cán bộ cải cách ruộng đất đã có những{nl}đêm ngủ ngon, để rồi đi gieo đau thương vào tâm hồn và thể xác của hàng{nl}triệu dân lành.
ấy thế mà không ai nói đến chuyện cải cách,{nl}những lúc ngồi tán chuyện với nhau, thường người đời chỉ lấy chuyện “bù{nl}khú” làm đầu. Nhưng họ chợt thấy tôi ở gần, họ liếc mắt nhau, rồi lảng{nl}sang chuyện khác, y như nói với nhau: “Ông cố đạo đấy, đừng làm rát tai{nl}ông ta, ông ta cười cho”. Có lần họ dở chuyện đạo với nhau, và tôi nghe{nl}được.
Chuyện ở miền Nam. Họ được thông tin đâu đó nói rằng: Toà{nl}Thánh đặt Ðức Cha Hiền ở Sài Gòn, còn Ðức Cha Ngô Ðình Thục, anh ông{nl}Diệm thì đưa về Huế, và họ khen Toà Thánh công bằng! Có ý muốn nói: Ông{nl}Thục là anh em với ông Diệm, lẽ thường ông Diệm muốn đặt người anh của{nl}mình ở thủ đô Sài Gòn, thế mà Toà Thánh lại không nghe, lại đặt ở Huế,{nl}không quan trọng bằng “thủ đô Sài Gòn”. Nghe biết vậy, thực ra lúc này{nl}Hà Nội làm gì có những thông tin như thế, và tôi cũng không tham gia{nl}vào câu chuyện.
Họp sau ngày cải cách, họp trong trường đào tạo{nl}cán bộ cải cách, mà không nói gì đến cải cách, lại chỉ nói đến chuyện ở{nl}đâu. Y như người ta muốn quên đi những chuyện về cải cách. Quên thật,{nl}những ngày họp ở đây toàn là những ngày “chiêu đãi” để lấp liếm mọi{nl}chuyện. Ðược đi họp những buổi như thế này là vinh dự lắm, phải ở cấp{nl}nào, công tác làm sao mới được vinh dự đó. Không hiểu sao, tôi lại được{nl}cái vinh dự đó!
Ðầu năm 1957, tôi thấy trong mình hơi yếu, lợi{nl}dụng sau cải cách, mọi cái dễ dàng, tôi xin lên Hà Nội một tháng để{nl}chữa bệnh. Chữa bệnh thì ít, nhưng tôi có một ý định khác. Lúc này nhà{nl}nước cho ra cái phong trào: “Người Công giáo yêu nước” dưới danh hiệu{nl}“Hội liên lạc những người Công giáo yêu tổ quốc, yêu hoà bình”. ở các{nl}nước Cộng sản khác, họ trắng trợn đưa cái thứ Hội yêu nước như thế để{nl}tách khỏi Vatican. ở Việt nam, miền Bắc còn phải chiếu cố miền Nam, nên{nl}không dám cho mình tự trị, nhưng cũng tìm cách đứng ngoài ảnh hưởng của{nl}Vatican.
Về phía Giáo quyền đã có những tuyên bố, chỉ thị,{nl}biện pháp, chống lại trào lưu này. Ngoài thông cáo thời danh của cha{nl}chính Antôn Ðinh Lưu Nhân, Nam Ðịnh, về hội Liên lạc Công giáo đó. Tôi{nl}cũng muốn đóng góp một phần nhỏ tích cực hơn. Tôi thu thập những bài{nl}nói về Hội Thánh, soạn thành một cuốn sách nhỏ, chỉ nói về cái này là{nl}vẻ đẹp của Hội Thánh, để cho thấy tách biệt khỏi Hội Thánh là tách biệt{nl}khỏi Chúa Kitô, tách biệt khỏi Chúa Kitô là tách biệt khỏi Thiên Chúa.{nl}Tôi đã soạn xong nhân dịp đi an dưỡng. Nhờ ông Tiệp lúc này chưa là ông{nl}Cố, mà chỉ là người thư ký làm việc ở hiệu sách Thánh Maria. Dĩ nhiên{nl}là ông đánh máy, trình bầy đẹp hơn tôi. Tôi đã hoàn thành, và định nhờ{nl}máy ronêô của Nhà Chung. Máy này bỏ lâu không dùng được. Tôi xin một ít{nl}giấy của Nhà Chung đưa về Nam Ðịnh quay lấy. Tôi đưa về Nam Ðịnh quay{nl}máy ronêô với một đứa cháu của tôi, để công việc kín đáo hơn.
Nhắc{nl}lại chuyện đó cho thấy sau cải cách, vào thời kỳ sửa sai, việc đi lại{nl}dễ dàng. Việc xuất bản khó khăn, nhưng việc in ấn còn có thể kín đáo{nl}tiến hành. Nhưng nhất là cho thấy Giáo Hội Việt Nam còn phải đối phó{nl}gay go với một phong trào khác: “Hội Liên Lạc”, gay go, phức tạp, dai{nl}dẳng hơn là đối với cải cách ruộng đất.
Ví dụ: Do tình thế đi{nl}lại dễ dàng của thời kỳ sửa sai, Ðức Giám Mục địa phận, Ðức Cha Trịnh{nl}Như Khuê, đi đến cả những xứ thật xa, ở tỉnh Nam Ðịnh. Nơi đây, cha xứ{nl}là cha Vũ Xuân Kỷ, Chủ tịch Hội Liên Lạc Công Giáo, hình như đi công{nl}tác, không có mặt ở xứ. Trong lúc Ðức Cha tiếp giáo dân đứng chật trong{nl}nhà, ngoài hiên, ngoài sân. Mấy tên Công giáo tiến bộ, đứng đầu là tên{nl}Ðượm, tên Ðọc... mấy tên đó cứ đẩy đám đông, để xông vào ý kiến với Ðức{nl}Cha, xô đẩy Ðức Cha đến chân tường, rồi ra hiên đằng sau, đến chân cầu{nl}thang. May nhờ cầu thang này mà Ðức Cha lên gác “thoát nạn”.
Khi{nl}mọi người trở lại bình tĩnh, Ðức Cha tuyên bố bãi Xứ An Lộc, và chuyển{nl}sang họ Vạn Ðiểm. Từ nay họ Vạn Ðiểm trong lịch Công giáo được in là Xứ{nl}Vạn Ðiểm. Quyết định có vẻ vội vàng một chút. Song thấy cha xứ đứng đầu{nl}phong trào chống Giáo Hội, giáo dân không biết có bao nhiêu người, có{nl}những cử chỉ quá khích, thì làm sao tránh khỏi kết luận. Xứ này không{nl}còn trung thành với Giáo Hội, và nên bãi đi.
Kết luận khác{nl}không thể sai: Những cử chỉ quá khích của một số giáo dân An Lộc hôm{nl}đó, đã được ăn tự từ cách lộng hành, tàn bạo của cải cách ruộng đất.
{nl}
+ GM. Phaolô Lê Ðắc Trọng{nl}
{nl}{nl}