Tin tổng hợp - Giữa lúc Trung Cộng thường xuyên hô hào sống chung{nl}hòa bình, không có tham vọng bành trường, bá quyền, thì ngày càng có{nl}nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang ráo riết tăng cường quân sự khiến{nl}Hoa Kỳ và nhiều nước trong khu vực hết sức lo ngại. Trong buổi họp báo{nl}tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế trụ sở tại thủ đô Hoa{nl}Thịnh Ðốn, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng là tướng Từ Tài{nl}Hậu đã biện minh cho việc Bắc Kinh ráo riết hiện đại hóa quân đội, kể{nl}cả việc phát triển những loại võ khí tối tân có khả năng đe dọa lực{nl}lượng Hoa Kỳ đóng tại Thái Bình Dương.
Tướng họ Từ nhất mực cho rằng{nl}Hoa Lục không nuôi tham vọng bành trướng, không bao giờ tìm kiếm bá{nl}quyền, mở rộng quân đội hay chạy đua võ khí, mà theo ông Bắc Kinh chỉ{nl}muốn có mối hợp tác quốc tế, quyết tâm góp phần phát triển hòa bình và{nl}không muốn cũng như không thể thách thức hay đe dọa bất kỳ nước nào{nl}khác. Ðương sự cũng biện hộ về việc Hoa Lục gia tăng đáng kể ngân sách{nl}quốc phòng, giải thích rằng mức chi tiêu quốc phòng của Trung Cộng chỉ{nl}nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu về an ninh quốc gia, và hãy còn quá thấp{nl}về mặt con số cũng như về mặt tỷ lệ tổng sản lượng nội địa. Họ Từ chứng{nl}minh rằng trong khi mức chi cho quốc phòng của Mỹ chiếm 4.8% tổng sản{nl}lượng quốc gia, thì con số này của Trung Cộng chỉ có 1.4% mà thôi.{nl}Tướng họ Từ cũng mô tả quân đội giải phóng nhân dân Trung Cộng hiện chủ{nl}yếu nhắm tới việc bảo vệ sự phát triển kinh tế của Hoa Lục cũng như{nl}chống lại các phần tử ly khai và cực đoan.
Hành{nl}động thực sự của Hoa Lục, nhất là đối với xứ đàn em Cộng sản phương Nam{nl}là Việt Nam, hầu như hoàn toàn tương phản. Giáo sư Tạ Văn Tài, từng{nl}giảng dạy tại Ðại học Harvard Hoa Kỳ, cho rằng Trung Cộng từ xưa đã có{nl}chính sách vừa đánh vừa đàm, tức là khi cương khi nhu. Thành ra lời nói{nl}của một ông Quân Ủy cao cấp nhưng liệu nói trung thực hay ngôn ngữ của{nl}ông ta chỉ ngoại giao mà thôi. Ðiều đó nhắc nhở mọi người hãy nhìn{nl}những gì họ làm, chứ đừng nghe những gì họ nói. Tại vùng gọi là Nam{nl}Hải, họ đã đối địch với tàu của Mỹ chỉ đi dò xét lòng biển, mà họ{nl}nghênh ngang như vậy để rồi nói rằng vùng đặc quyền kinh tế của họ thì{nl}nước khác không được vào. Nhưng điều này trái với luật quốc tế bởi vì{nl}đặc quyền kinh tế là để khai thác cá với các tài nguyên, còn đó chỉ là{nl}khu vực đại dương mà các nước khác có thể hành hải ở đó được. Rồi việc{nl}họ lập căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam, tăng ngân sách quốc phòng rất nhiều{nl}trong những năm gần đây, rồi muốn nói song phương với các nước khác về{nl}vấn đề biển Nam Hải, không bằng lòng cho các nước này đặt vấn đề tập{nl}thể trong hội nghị ASEAN vừa rồi, làm cho các nước Ðông Nam Á đáng lẽ{nl}ra phải đặt vấn đề biển Ðông trong chương trình nghị sự chung, nhưng{nl}Trung cộng dọa nói rằng vấn đề đó phải nói chuyên tay đôi với từng{nl}nước. Như vậy là Trung Cộng muốn đánh tỉa. Giáo sư Tạ Văn Tài nhấn mạnh{nl}rằng những hành động đó của Trung Cộng ta nên quan sát, chứ không thể{nl}tin vào lời.
Tạp chí The Economist hôm 22 tháng{nl}10 có bài tựa đề là Trung Cộng đang tăng cường võ khí xem chừng như{nl}nhiều hơn cần thiết, qua đó lưu ý rằng những gì Trung Cộng đang ra sức{nl}thực hiện là tìm một sự phối hợp về sức mạnh quân sự với ảnh hưởng văn{nl}hóa và kinh tế bằng phương cách thuyết phục lẫn đe dọa võ lực, để bảo{nl}đảm vị thế của Hoa Lục trên bình diện thế giới. Vẫn theo bài báo, việc{nl}Bắc Kinh phô trương sức mạnh quân sự cùng quyền lực độc đoán hồi đầu{nl}tháng 10 vừa qua nhân ngày Quốc Khánh của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa,{nl}là một thí dụ mới nhất cho thấy cách tính toán của Trung Cộng có thể bị{nl}phản tác dụng. Và cuộc duyệt binh bao gồm hàng ngàn binh sĩ qua trung{nl}tâm thủ đô Bắc Kinh, cùng sự phô trương võ khí chiến cụ mà bài báo cho{nl}là chủ yếu nhằm đe dọa Hoa Kỳ và đồng minh Ðài Loan, gợi lại hình ảnh{nl}của thời chiến tranh lạnh, trong bối cảnh nhà cầm quyền Hoa Lục mạnh mẽ{nl}đàn áp những nhà bất đồng chính kiến trong nước.
Bài{nl}báo đề cập tới quan ngại của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ rằng Trung Cộng đang{nl}đạt đến khả năng quân sự nhiều hơn cần thiết cho việc đối phó với một{nl}cuộc chiến có thể xảy ra liên quan vấn đề Ðài Loan. Hoa Lục bắt đầu{nl}tăng cường quân sự hồi cuối thập niên 90, và hiện không có dấu hiệu{nl}giảm bớt hoạt động này ố tiến trình mà bài báo nhận xét là khiến một{nl}ngày nào đó, giới lãnh đạo Bắc Kinh tin rằng họ có thể thắng bất kỳ{nl}cuộc chiến nào, dù là vấn đề Ðài Loan hay những hải đảo thưa thớt dân{nl}cư nhất mà Hoa Lục tranh chấp chủ quyền. Bài báo kết luận rằng Trung{nl}cộng đã làm thay đổi thế tương quan quân sự tại vùng Á Châu Thái Bình{nl}Dương, gây ngạc nhiên và lo ngại đáng kể cho những nước đồng minh và{nl}thân hữu của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Nam Hàn, Ðài Loan và cả Ấn Ðộ.(SBTN)
{nl}{nl}