Tin{nl}New York - Hai nhà khoa học vừa được trao giải Kalinga hôm thứ năm vừa{nl}qua vì có công đại chúng hóa khoa học. Cơ Quan Văn Hóa và Khoa Học Liên{nl}Hiệp Quốc gọi tắt là UNESCO, đã công bố qua báo chí tên hai người được{nl}nhận giải là ông Trịnh Xuân Thuận là một người Việt ở hải ngoại, và ông{nl}Yash Pal người Ấn Ðộ. Giải Kalinga bắt đầu có từ năm 1951, được trao{nl}hằng năm cho người nào có công diễn giải khoa học, các công trình khảo{nl}cứu và kỹ thuật đến với đại chúng. Theo lời ông Kochiro Matsuura là{nl}tổng giám đốc UNESCO, lễ trao giải cho hai nhà khoa học trong ngày mở{nl}đầu của ba ngày Diễn Ðàn Khoa Học Thế Giới diễn ra ở Budapest, Hungary.{nl}Giáo Sư Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới nhờ{nl}khám phá được dải ngân hà được cho là trẻ nhất trong vũ trụ vào năm{nl}2004, ông được tặng thưởng nhờ công trình khảo cứu về ngành thiên văn{nl}liên ngân hà. Ông cũng là tác giả của hơn 200 bài viết về sự thành lập{nl}và tiến hóa của các dải ngân hà.
Giáo Sư{nl}Thuận từng xuất bản vô số sách dành cho độc giả không có kiến thức khoa{nl}học, trong số này nổi tiếng nhất là cuốn Sự khai sinh của vũ trụ sau{nl}khi Big Bang; và cuốn The Quantum and the Lotus, một cuộc hội thoại với{nl}nhà sư Phật Giáo Matthieu Ricard, thảo luận về sự tương đồng giữa Phật{nl}Giáo và khoa học. Giáo Sư Thuận sinh năm 1948 ở Hà Nội, ông cùng gia{nl}đình dời vào Saigon năm lên 6, khi đất nước chia đôi năm 1954. Ông sang{nl}học ở Thụy Sĩ năm 1967, rồi sau đó qua học ở Mỹ và hoàn tất bậc cử nhân{nl}ở đại học Caltech năm 1970. Sau đó nhờ sự dìu dắt của nhà khoa học lừng{nl}danh Lyman Spitzer, cha đẻ của Viễn Vọng Kính Hubble, ông lấy văn bằng{nl}tiến sĩ ở trường Princeton năm 1974. Bắt đầu dạy về môn thiên văn ở đại{nl}học Virginia năm 1976, và là Phụ Tá Khảo Cứu tại Viện Thiên Văn Paris.{nl}Ông cũng là sáng lập viên của Hiệp hội Khoa học và Tôn giáo. Ðây là một{nl}vinh dự cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại.(SBTN)
{nl}{nl}