Tin{nl}tổng hợp - Các đại biểu Quốc Hội Cộng sản Việt Nam bắt đầu lên tiếng{nl}chỉ trích nhà nước về việc khai thác rừng bừa bãi, mà ngày nay cho thấy{nl}hàng trăm người chết trong mỗi trận lũ lụt. Cứ bão vào miền Trung mà{nl}kèm theo mưa đều gây ra lũ lụt, chết người. Về việc trong cơn bão{nl}Ketsana và Mirinae, các nhà máy thuỷ điện miền Trung đã xả lũ đúng lúc{nl}lũ lụt căng thẳng nhất, một đại biểu cho rằng nếu vận hành tốt thì bản{nl}chất thuỷ điện là chặn lũ lụt, nhưng vận hành không tốt, đặc biệt là{nl}thiếu phối hợp giữa các nhà máy thuỷ điện và vì lợi ích cục bộ thì thuỷ{nl}điện trở thành cánh tay nối dài cho thuỷ tinh. Thông thường, trước khi{nl}bão vào 2 ngày người ta phải xả nước.
Tuy{nl}nhiên, những cán bộ thủy điện lại suy nghĩ lỡ xả trước mà trời không{nl}mưa hay mưa ít thì sao, họ đã đặt lợi ích của mình lên trên và hành{nl}động theo kiểu cứ đợi từ từ xem sao. Khi nước sông ào ạt về thì họ thấy{nl}lợi ích của mình bị đe dọa, họ buộc phải xả. Không xả thì vỡ đập mà vỡ{nl}đập thì còn chết nhiều hơn. Vì thế khi nước đổ về, các hồ thuỷ điện ở{nl}thượng lưu thi nhau xả nước. Trên sông Ba vừa rồi có tới 9 hồ thuỷ{nl}điện, nhưng lại không có một sự phối hợp nào. Hồ dưới không biết khi{nl}nào hồ trên xả nên thấy trên xả là dưới cũng xả theo. Vấn đề thứ hai là{nl}khi lấy 1000 mẫu đất làm lòng hồ thuỷ điện thì chúng ta còn mất thêm{nl}2000 mẫu đất rừng hay nông nghiệp ở thượng nguồn. Như vậy rừng còn quá{nl}ít. Rừng ít thì lũ lụt lại nhiều hơn, gây nguy hiểm cho người dân hơn.{nl}Nhiều thủy điện hiện nay do tư nhân bỏ tiền đầu tư và quản lý, cho nên{nl}ai muốn muốn làm gì mặc ai, và dân chết cứ mặc dân không ai bồi thường{nl}hay chịu trách nhiệm gì cả.(SBTN)
{nl}{nl}