Tin{nl}Saigon - Ai đến thăm những cơ sở may gia công quần áo ở Saigon thì sẽ{nl}thấy việc sử dụng công nhân là trẻ em vị thành niên rất phổ biến. Những{nl}người ở Việt Nam nói chuyện này là chuyện bình thường, dù các em làm{nl}gia công nhưng được trả một giá rất thấp. Những em nhỏ tuổi từ 14 đến{nl}16 tuổi cho biết có em phải làm việc trung bình 14 giờ đến 16 giờ và{nl}không được phép liên lạc với gia đình. Các em phải thức dậy từ 6 giờ,{nl}ăn sáng xong lập tức ngồi vào máy vắt sổ cho đến 12 giờ trưa mới nghỉ{nl}ăn cơm, từ 14 giờ phải tiếp tục làm việc tới nửa đêm, chỉ được nghỉ ăn{nl}cơm 30 phút. Nhiều em khi làm sai còn bị chủ đánh, lúc thì bị bợp tai,{nl}lúc bị ký đầu. Vì ăn uống khá thiếu thốn, thường xuyên thèm ngủ, người{nl}luôn hoa mắt và chóng mặt, những em nhỏ này gầy gò như trẻ lên 10 dù đã{nl}16 tuổi. Cha mẹ em thì nói gia đình nghèo quá, cho con đi làm xa mà{nl}không biết con bị hành hạ, chỉ biết con làm nhiều giờ. Việc sử dụng lao{nl}động trẻ em vừa bất hợp pháp, vừa bóc lột cùng tận như vậy nhưng nhà{nl}cầm quyền các địa phương không làm gì, dù họ biết rất rõ về việc này.
Theo{nl}ước tính dựa vào các nguồn thống kê và khảo cứu, trẻ em Việt Nam hiện{nl}chiếm khoảng 40% tổng dân số cả nước. Số trẻ vị thành niên của các gia{nl}đình nghèo bị đẩy ra xã hội mưu sinh như con số thống kê chưa mấy chính{nl}xác của Cục Bảo Vệ-Chăm Sóc Trẻ em, thì nếu tính đến tháng 6 năm nay là{nl}khoảng hơn 3 triệu. Từ năm 2006, Hà Nội đã nhận tiền viện trợ của Liên{nl}Hiệp Quốc để bảo vệ trẻ em hữu hiệu hơn, nhưng con số 3 triệu trẻ em vị{nl}thành niên phải mưu sinh và bị bóc lột cho thấy tiền viện trợ đã không{nl}được dùng đúng mục tiêu. Ðược biết Luật Bảo Vệ và Chăm Sóc, Giáo Dục{nl}Trẻ Em của Việt Nam ban hành từ năm 2004 nghiêm cấmọ lạm dụng lao động{nl}trẻ em; sử dụng trẻ làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, nhưng luật chỉ{nl}để chơi thôi chứ còn việc thi hành thì không hề có.(SBTN)
{nl}{nl}