Tin{nl}Hà Nội - Hàng trăm chuyên gia y tế công cộng đã tề tựu tại Hà Nội để{nl}thảo luận việc việc làm thế nào để liên kết y tế công cộng với nhân{nl}quyền. Cuộc hội thảo đã bàn về quyền được chăm sóc sức khỏe được khẳng{nl}định trong rất nhiều công ước của Liên hiệp quốc, nhưng các quan điểm{nl}về y tế công cộng và nhân quyền thường xung đột với nhau, đặc biệt{nl}trong các hoạt động mà nhiều chính phủ cho là tội phạm, như sử dụng ma{nl}túy chẳng hạn.
Phát biểu trước hội nghị tuần{nl}này, ông Anand Grove, báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về quyền{nl}được chăm sóc sức khỏe của con người, nói những người sử dụng ma túy{nl}không nên bị đối xử như các tội phạm. Ông Grover nói: việc hình sự hóa{nl}các hoạt động này thật sự gây trở ngại quyền được chăm sóc sức khỏe của{nl}tất cả mọi người, kể cả những người nghiện ma túy. Ông cho rằng thật sự{nl}rất cần phải hủy bỏ việc hình sự hóa các tập tục ấy. Một số nước tại{nl}Châu Á trong đó có Việt Nam, thường đưa những người nghiện bạch phiến{nl}vào các trung tâm điều trị cưỡng bách, đôi khi phải ở đó nhiều năm.
Ở{nl}Trung Cộng, các chuyên gia ước tính có chừng 350,000 người trong các{nl}trung tâm như vậy. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho rằng các trung tâm{nl}này vi phạm quyền của những người bị nghiện, và các cuộc nghiên cứu cho{nl}thấy hầu hết tất cả các con nghiện đều quay lại với heroin sau khi được{nl}thả ra. Giờ đây Việt Nam và Trung Cộng đang thử áp dụng một phương pháp{nl}mới là cưỡng bách bệnh nhân ma túy uống hai loại thuốc methadone và{nl}buprenorphine mỗi ngày để cắt cơn nghiện.
Tuy{nl}nhiên, các chuyên gia kêu gọi các nước nên đối xử với họ như những bệnh{nl}nhân, chứ không phải những phạm nhân, bởi vì nhìn từ khía cạnh thực tế{nl}khoa học, họ là những người bệnh.(SBTN)
{nl}{nl}