Tin{nl}Hà Nội - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết định cho nạo vét{nl}thử 1000 thước vuông, tương đương 1/10 diện tích hồ Gươm để tránh hiện{nl}trạng nước hồ cạn dần. Hồ Gươm hay còn có tên gọi là hồ Hoàn Kiếm, đã{nl}có tuổi đời hàng trăm năm, và rộng khoảng 11 hecta rưỡi. Theo những{nl}chuyên viên thì việc nạo vét lần này là cần thiết bởi vì nếu không nạo{nl}vét thì chỉ năm bảy chục năm nữa hồ Gươm sẽ biến thành bãi lầy. Một số{nl}người đem vứt rác rưởi, gạch vụn, đồ xây dựng xuống hồ.
Tuy{nl}nhiên, do việc bảo vệ hồ thời gian gân đây được tiến hành tương đối{nl}chặt chẽ hơn nên vấn đề này không còn quá nghiêm trọng như trước kia.{nl}Một nguyên nhân nữa cũng khiến các nhà khoa học ở Việt Nam nêu ý kiến{nl}về việc cho nạo vét hồ vì lớp trầm tích đáy hồ có rất nhiều chất hữu cơ{nl}như rác, lá cây rụng, xác động vật chết. Khi các lớp này phân hủy nhiều{nl}thì sẽ lấy đi oxygen của tầng đáy hồ khiến môi trường đáy thiếu oxygen,{nl}tạo môi trường cho vi khuẩn xuất hiện. Vi khuẩn này tạo khí methane và{nl}khí hydro sunfur có mùi hôi thối. Ðây cũng chính là vấn đề mà một số hồ{nl}ở Hà Nội đang gặp phải. Do đó theo các nhà khoa học, việc nạo vét hồ{nl}Gươm mặc dù là cần thiết nhưng bất cứ phương pháp nào cũng cần phải{nl}được xem xét kỹ lưỡng để bảo đảm vẫn giữ được chủng tảo lục tạo màu{nl}xanh đặc hữu của hồ và đặc biệt là rùa hồ Gươm.
Năm{nl}2005, sau nhiều lần đến Việt Nam, giáo sư Peter Wener của trường đại{nl}học Dresden của Ðức đã có ý định nạo hồ Gươm bằng cách đặc biệt là sử{nl}dụng máy hút bùn nhỏ để hút bùn trong lòng hồ. Theo dự tính chi phí nạo{nl}vét thử lần này thì phía Ðức phải chi khoảng 1 triệu euro để nghiên cứu{nl}và chuyển máy móc sang Việt Nam, còn Hà Nội phải chi 1.590 tỷ đồng. Tuy{nl}nhiên, kinh phí để làm toàn bộ hồ thì vẫn chưa được biết vì phải chờ{nl}sau khi làm thử và được Ủy ban chấp thuận thì phía các chuyên gia Ðức{nl}và Việt Nam mới tiến hành tính toán cụ thể.(SBTN) {nl}{nl}