{nl}{nl}{nl}
Tin{nl}Phan Thiết - Thành phố Phan Thiết của tỉnh Bình Thuận là một tỉnh{nl}nghèo, nhưng điều trớ trêu là tại đây có số sân golf nhiều thứ nhì tại{nl}Việt Nam chỉ thua sau Hà Nội. Thống kê cho thấy hiện nay trên cả nước{nl}có khoảng 150 dự án sân golf, phục vụ giải trí cho giới tư bản đỏ ở{nl}trong nước và du khách ngoại quốc. Dự án sân golf thành hình đến đâu,{nl}dân nghèo bị mất cơ hội sống đến đó. Rất nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra{nl}chống lại các vụ giải tỏa đền bù tượng trưng để làm sân golf nhưng rồi{nl}chẳng đi tới đâu. Lập sân golf ở một xứ sở cộng sản như ở Việt Nam mà{nl}hầu hết người dân đều kiếm ăn rất chật vật, chúng chỉ để phục vụ kẻ{nl}giầu có và quyền thế, nếu không phải du khách ở ngoại quốc thỉnh thoảng{nl}đến giải khuây. Ngay trên con đường Bắc Nam dọc Trường Sơn gọi là đường{nl}Hồ Chí Minh, cũng có 8 sân golf được thiết lập. Nói chung nếu tất cả{nl}các dự án được thực hiện, số lượng sẽ có ngày gần tương ứng với số sân{nl}golf gần 200 ở Nam Hàn là một dân tộc rất mê chơi golf.
Dù{nl}vậy, vẫn ít hơn Trung Cộng với hơn 300 sân nhưng phải hiểu dân số nước{nl}này 1.3 tỉ người và đầy ngập du khách quanh năm. Ðối với một nước chỉ{nl}có 2 sân golf khi chiến tranh chấm dứt năm 1975 và chẳng mấy người Việt{nl}Nam nào đánh golf, nay có hơn 5000 người chơi và với số lượng sân golf{nl}như vậy là một sự bùng phát. Theo một bài viết của ký giả Seth Mydans{nl}trên báo New York Times, nhiều chuyên viên trong nước ngay cả một số{nl}viên chức trong đảng Cộng sản cũng đã nói đến những tác hại của các dự{nl}án sân golf ở Việt Nam hơn là lợi ích cho quảng đại quần chúng.
Ðiều{nl}đáng để ý là nhiều dự án sân golf lại do nhà cầm quyền các tỉnh cướp{nl}đất của nông dân, đền bù tượng trưng rồi ký hợp đồng cho một công ty{nl}ngoại quốc khai thác. Không ít những dự án này bề ngoài là làm sân{nl}golf, nhưng thực sự lại dùng cho những mục tiêu khác. Trước rất nhiều{nl}loạt bài viết trên hệ thống báo chí dẫn lời kêu khóc của nông dân mất{nl}đất, mùa Hè năm ngoái Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng đã{nl}ra chỉ thị tạm ngưng cấp thêm giấy phép xây dựng sân golf. Vào Tháng{nl}Sáu vừa qua, nhà cầm quyền trung ương ra lệnh bãi bỏ 50 dự án. Nhưng{nl}hầu hết đã và đang được xây dựng nên đều không ngừng lại, ngoài 13 sân{nl}golf đã có trước đây. Nhiều nhà đầu tư ngoại quốc và nhà phát triển sân{nl}golf nói họ muốn làm Việt Nam thành một điểm du lịch. Muốn được vậy,{nl}phải có nhiều sân golf. Hầu hết du khách đều đến từ các nơi khác ở Á{nl}Châu, đặc biệt Nam Hàn và Nhật Bản là những nơi có sân golf quá đông{nl}đúc. Trong chiều hướng kỹ nghệ hóa, Việt Nam đã mất một lượng khá lớn{nl}đất nông nghiệp cho các xưởng sản xuất và các dự án khác.
Theo{nl}Bộ Nông Nghiệp Việt Nam, đất trồng lúa chỉ còn 10.1 triệu mẫu, giảm{nl}xuống từ 11.1 triệu mẫu kể từ năm 2000 tới 2006. Nhiều dự án sân golf{nl}mới dường như dính tới tư bản nhiều hơn là với thể thao. Thuế đánh vào{nl}sân golf lại thấp hơn những loại hình phát triển khác. Nhiều dự án sân{nl}golf lại còn làm bình phong để phát triển địa ốc. Chỉ có 65% đất dùng{nl}cho dự án là cho sân golf, còn lại dành để xây khách sạn, nhà nghỉ{nl}dưỡng, biệt thự, du lịch, hoa viên, nơi giải trí. Sân golf dành cho{nl}người giàu, chiếm một diện tích đất mênh mông, gây ô nhiễm môi trường{nl}và ảnh hưởng đến an ninh lương thực, một số rất ít người dân chung{nl}quanh khu vực kiếm được việc làm ở sân golf thì cũng chỉ là kẻ hầu hạ{nl}phục dịch cho kẻ giầu có, tư bản đỏ giải trí, thay vì làm chủ cánh đồng{nl}của mình, mảnh vườn gia đình mình, sinh sống thoải mái và biệt lập như{nl}trước đây. Ða số còn lại người dân sau khi đất bị tước đoạt, họ trở{nl}thành vô gia cư vô nghề nghiệp, cư trú tạm bợ đâu đó, ăn hết tiền đền{nl}bù là rơi vào đói nghèo, làm thuê làm mướn lang thang.(SBTN)
{nl}{nl}