Tin Hoa Thịnh Ðốn - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua đã cho công bố{nl}Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế 2009 liên quan tới gần 200 nước{nl}trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phúc trình đánh giá tình hình tự{nl}do tôn giáo từ tháng 7 năm 2008 tới tháng 6 năm 2009 cho rằng xét về{nl}một số khía cạnh, việc tôn trọng tự do và hoạt động tôn giáo tại Việt{nl}Nam tiếp tục được cải thiện trong thời gian chuẩn bị phúc trình, dù{nl}những vấn đề lớn vẫn còn tồn tại. Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo{nl}toàn cầu nhận định Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục duy trì vai trò nổi{nl}bật trong việc giám sát các tôn giáo được chính thức công nhận. Các{nl}nhóm tôn giáo đối mặt với những giới hạn lớn khi tham gia các hoạt động{nl}mà chế độ cho là một sự thách thức đối với quyền hành của họ hoặc quyền{nl}lực của Ðảng Cộng Sản.
Ngoài ra, báo cáo cho{nl}rằng tình trạng vi phạm quyền tự do tôn giáo tiếp tục giảm bớt nhưng{nl}cho rằng một số tín đồ tôn giáo, đặc biệt là những ai chưa được pháp{nl}luật công nhận, tiếp tục bị sách nhiễu và đàn áp.
Tuy{nl}nhiên, báo cáo cho rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhìn chung đã{nl}cho phép các công dân hoạt động tôn giáo một cách tự do hơn, họ cũng đã{nl}cho phép các tín đồ Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Tin Lành tổ chức các{nl}cuộc cầu nguyện tôn giáo trên quy mô lớn, với hơn 10,000 tín đồ tham{nl}gia mỗi một buổi lễ. Trong buổi công bố phúc trình hôm 26 tháng 10,{nl}Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói tự do tôn giáo không phải là{nl}giá trị của riêng nước Mỹ mà là giá trị chung toàn cầu. Theo bản phúc{nl}trình, Miến Ðiện, Trung Cộng và Cuba được coi là các quốc gia vi phạm{nl}tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất.
Trong phần{nl}liên quan tới Việt Nam của bản báo cáo cũng nêu ra các trường hợp tranh{nl}chấp đất đai giữa giáo xứ Thái Hà và vụ đất Tòa Khâm Sứ hồi năm 2008,{nl}cũng như đề cập tới sự việc gần đây liên quan tới các môn sinh theo{nl}pháp môn Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Tu viện Bát Nhã ở{nl}Lâm Ðồng. Phúc trình cũng cho biết rằng Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và{nl}Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Saigon duy trì đối thoại thường xuyên với các{nl}giới chức cấp cao của nhà nước Cộng sản Việt Nam nhằm thúc đẩy tự do{nl}tôn giáo hơn, cũng như gặp gỡ và trao đổi thường xuyên với các lãnh đạo{nl}tôn giáo, trong đó có các nhà hoạt động tôn giáo nằm dưới sự kiểm soát{nl}của nhà nước. Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách đặc biệt quan{nl}tâm về tình hình tự do tôn giáo CPC hồi năm 2006.
Thời{nl}gian qua, một số dân biểu quan tâm tới Việt Nam kêu gọi chính quyền{nl}Obama đưa Việt Nam trở lại danh sách này, tuy nhiên trước đây Ðại sứ{nl}Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak từng cho rằng không đủ bằng chứng{nl}để làm như vậy. Nhiều người cho rằng trong giai đoạn kinh tế khó khăn,{nl}Hoa Thịnh Ðốn không muốn làm mất lòng Hà Nội khi Việt Nam sẽ lên làm{nl}chủ tịch luân phiên tại Hiệp hội các tổ chức quốc gia Ðông Nam Á tức{nl}ASEAN bắt đầu từ tháng này. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cũng đang muốn thuyết{nl}phục Việt Nam nghiêng về phía mình thay vì theo chân quan thày Trung{nl}cộng, để trở thành một đồng minh của Mỹ trong việc chống lại ảnh hưởng{nl}của Trung cộng trên toàn cầu. Việc bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không xếp Việt{nl}Nam vào danh sách CPC là một thất vọng lớn cho các tổ chức tranh đấu{nl}cho tự do tôn giáo và nhân quyền, nhiều người đã lên tiếng phản đối{nl}mạnh mẽ quyết định này của bộ ngoại giao Mỹ. Chúng tôi sẽ có thêm tin{nl}về bản phúc trình này trong phần tin Hoa Kỳ, mời quý vị tiếp tục đón{nl}xem.(SBTN)
{nl}{nl}