Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Miền Tây Sắp Mất
Vi Anh
Ôi Miền Tây sắp mất?! Ôi Miền Tây Nam Việt không còn nữa. Ôi văn minh Miệt Vườn của người Việt, vựa lúa của cả nước Việt Nam, và Ðồng Bằng Sông Cửu Long, sẽ chìm dưới biển do Trung Cộng, vì Trung Cộng, bởi Trung Cộng. Chế độ CS Bắc Kinh đã gây, bắt người dân Việt phải chịu.
Một, Trung Cộng kỹ nghệ hoá với bất cứ giá nào đã làm cho Trung Hoa thiếu nước toàn diện, đồng bằng bị sa mạc hoá, sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm - Trung Cộng làm khổ dân Trung Hoa đã đành. TC lại còn làm khổ người dân Việt Nam nữa. Bằng cách chiểm lĩnh nguồn nước của dòng sông Cửu Long là nguồn sống của Miền Tây Nam Việt, Ðồng Bằng Sông Cửu Long, cái nôi của văn minh Miệt Vườn của người Việt, vựa lúa của cả nước Việt Nam.
CS Hà nội sợ Anh Cả Ðỏ không dám nói. Nhưng báo chí ở Ðông Nam Á ầm ầm lên án chế độ CS Bắc Kinh. Ðến đổi báo Pháp Le Courrier Iinternational từ Âu Châu cũng phải la lên. Nói ngay ngày CS Bắc Kinh diễn binh khoa trương thanh thế của TC, rằng "hai thành phố 200 ngàn dân trong vùng Thiểm Tây không còn một giọt nước uống trong tháng 7 và tháng 8. Tất cả các dòng sông chung quanh đều cạn nước. Tình trạng khô hạn thường xuyên đã trở thành nghiêm trọng thêm vì công nghiệp khai thác than đá với kỹ thuật hủ lậu. Từ 896 hồ nước thiên nhiên trước khi các mỏ than hoạt động nay đã cạn hết chỉ còn có 80 hồ. Vừa thiếu nước, nguồn nước ít oi còn lại, bị ô nhiễm vì hóa chất. Các công ty chế tạo phân bón không ngần ngại đổ nước thải có chất hóa học vào các dòng sông." "Trong số 600 thành phố lớn của Trung Quốc, 400 đô thị không đủ nước dùng và khoảng 110 thành phố rơi vào tình trạng thiếu nước rất nguy kịch."
Rằng thủy lợi của TC thành thủy hại dân. "Bộ Thủy lực xây dựng mạng kênh đào đưa nước từ những nơi dư thừa về nơi thiếu qua một hệ thống chằng chịt trên một phần lớn lãnh thổ. Nhưng hệ thống dẫn thủy này tạo ra những hậu quả thảm hại cho môi trường. Nhiều kênh đào bị nhiễm cát từ thượng nguồn hay từ các hồ chứa làm lưu lượng bị chậm lại và khô cạn. Rồi những vùng đất ẩm dần dần cũng khô cạn đi vì không có những biện pháp bảo vệ nước từ trên nguồn. Sa mạc lấn dần vào vùng đất canh tác."
"Những địa phương bị thiếu nước là do nước sông cạn kiệt. Còn những hồ thủy điện có nước nhưng nước bị ô nhiểm." CS Bắc Kinh, để giải quyết tình trạng ô nhiễm mà thời xa xưa không có, năm 2007 chính quyền trung ương đã chi ra 6,5 tỷ đôla để củng cố 6240 hồ chứa. Ðầu năm 2009, trong số 4000 công trình được thi công, chỉ có 11 là hoàn tất. Nhiều công trình để lộ tính thiếu an toàn. Phần lớn là do chính quyền địa phương tự động chuyển ngân sách thi công sang chuyện khác để bỏ túi riêng. Chính sách xây đập thủy điện bất kể lợi hại lâu dài của đảng Cộng Sản Trung Quốc bị các nhà bảo vệ môi trường lên án mạnh nhất. Trong bài "Hãy phá hủy các đập nước", một nữ phóng viên khoa học của Quang Minh nhật báo cho rằng "chính phủ Trung Quốc mắc bệnh rối loạn tâm thần". Hệ thống đập thủy điện chằng chịt trên các sông ngòi Trung Quốc không cứu được nạn thiếu nước mà còn làm cho tình trạng này nguy ngập thêm vì nó làm cho lượng nước còn lại vừa cạn kiệt vừa bị ô nhiễm.
Thay lời kết, báo chí ở Trung Quốc nhắc lại dư luận của người dân, nhà cai trị tài ba của Trung Hoa là Ông Quản Trọng, thời Xuân Thu có nói một chính quyền tốt phải giải quyết được 5 mối nguy thì mới cai trị được, mà nghiêm trọng nhất là nước.
Hai, CS Bắc Kinh chiếm lĩnh nguồn nước sông Cửu Long để khống chế Việt Nam . Báo The Straits Times của Singapore viết đảng Cộng Sản Trung Quốc chứng tỏ sức mạnh của họ qua việc thò bàn tay thu tóm nhiều dòng sông của Ðông Nam Á trong đó có dòng sông Cửu Long. Thái độ trịch thượng của Bắc kinh còn được thể hiện qua sự kiện Trung Quốc từ chối tham dự vào Ủy Hội Mékong. CS Bắc Kinh tự tung, tự tác xây đập thủy diện hàng chục ngoài cái. Riêng Ðập Tiểu Loan, với hồ dự trử 15 tỷ mét khối, gấp năm lần ba cái đập trước. Chỉ hồ Tiểu Loan, phải mất 10 năm mới hứng đầy. Trung Quốc còn dự trù xây thêm một hồ chứa khác với sức chứa nhiều hơn , tới 23 tỷ mét khối. Báo này kết luận bằng câu hỏi mà người Việt bị CS Hà nội bịt miệng không thể trả lời được. Câu hỏi đó là trong thời gian hàng chục năm chận nước để chứa cho đầy các hồ này, thì dòng Mekong ra sao?
Liên Hiệp Quốc cho biết biển Hồ ở Cam Bốt, vựa cá của vùng châu thổ hạ nguồn sông Cửu Long, và vựa lúa của miền Nam Việt Nam sẽ bị thiệt hại. Lưu lượng hai con sông Hậu, sông Tiền giảm đi sẽ làm cho nước biển tràn sâu vào đồng ruộng. Hàng chục triệu người Việt Nam sẽ phải di tản từ nay đến cuối thế kỷ.
Trường đại học Colorado của Mỹ nghiên cứu đăng trên báo Nature Geoscience ngày 20/9 báo động là 2/3 các đồng bằng quan trọng của địa cầu- trong đó có đồng bằng sông Cửu Long- trong thế kỷ này sẽ bị mất bớt đi diện tích hiện có do đất bị lún, chìm dưới nước. Trung Quốc đã vướng đến ba. Ðó là đồng bằng sông Hòang Hà ở phía bắc, đồng bằng sông Dương Tử gần Thượng Hải và đồng bằng sông Châu Giang ở Quảng Châu. Việt Nam có một là đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài yếu tố thiên nhiên, nguy cơ đất bị lở sạt, mực nước biển dâng cao, lấn sâu vào vùng đất ven biển còn do bàn tay phá họai của con người, nhất là trong giai đọan cuối thế kỷ vừa qua. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo nhà nông học Võ Tòng Xuân trong những năm gần đây, nạn lụt diễn ra thường xuyên hơn, bất thường hơn, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân trong lúc nguồn thủy sản ngày càng cạn kiệt, thu họach chủ yếu là từ nuôi trồng chứ không từ thiên nhiên. Nghiên cứu này của ÐH Colorado chỉ nói đến ảnh hưởng tai hại của Thiên Nhiên, chưa nói đến tai hại do TC gây ra như các báo Pháp, Singapore. Những báo này nói hậu quả của việc TC xây đập ở Thượng nguồn sông Mekong và chuyển dòng sông đọan chảy qua Thái Lan. Với kế hoạch xây đập và chyển dòng của TC Ðồng Bằng Sông Cửu Long không phải chìm dưới nước biển vì đất bị lún trong vòng cuối thế kỷ 21- mà sớm hơn.
Ba và sau cùng, CS Hà nội thần phục CS Bắc Kinh không dám phản ứng, hay phản ứng lấy có mà thôi. Biển Ðông của đất nước Ông Bà Việt Nam để lại đã bị bàn đồ lưỡi bò của TC liếm mất. Hai đảo Hoàng sa và Trường sa, CS Hà nội đã xoá trong bản đồ nạp cho Liên Hiệp Quốc, coi như mặc thị cống hiến cho TC lập thành huyện Tam sa trước thuộc tỉnh Hải Nam của TC rồi. Còn trong đất liền, CS Hà nội thần phục Bắc triều, để cho TC khống chế sông Cửu Long là con sông quốc tế, Miền Tây Nam Việt sẽ chìm xuống biển. Trong lịch sử Việt Nam, có một triều đại nào tồi tệ như thế không? Hồn thiêng sông núi Việt Nam, người Việt yêu nước, thương dân Việt Nam, ở Bắc, ở Trung, ở Nam, và ở hải ngoại làm sao chịu nổi. Làm gì đây hỡi Trời!
- Rửa bánh trong 1 nồi nước lạnh cho lớp nhựa hết dính vào lá, để bánh có thể giữ được lâu. Để bánh lên mặt phẳng, ép 1 -- 2 tiếng cho nước ra hết, bánh sẽ ráo và giữ được lâu...