Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
VIỆT NAM LẦN ÐẦU TIÊN CHO MỞ HỘI THẢO LIÊN HỘI ÐỒNG GIÁM MỤC Á CHÂU
{nl} {nl}
{nl}{nl}{nl}
Tin{nl}Saigon - Lần đầu tiên một cuộc hội thảo Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu{nl}được tổ chức tại Việt Nam, trong khoảng thời gian từ 22 đến 26 tháng 10{nl}tại Saigon, với sự tham dự của 40 Hồng Y và giám mục từ Bangladesh, Ấn{nl}Ðộ, Nhật Bản, Lào, Macau, Mã Lai, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Sri Lanka, Ðài{nl}Loan và Thái Lan, dĩ nhiên là kể cả Việt Nam. Sự kiện diễn ra sau khi{nl}Hà Nội đã thực hiện một loạt những vụ đàn áp các giáo dân Công giáo tại{nl}Tam Tòa, Loan Lý, và được coi là một hành động muốn chứng minh rằng nhà{nl}cầm quyền Cộng sản nay đã cởi mở hơn đối với Giáo hội này ở trong nước.{nl}
Cuộc hội thảo với chủ đề Các trường Công Giáo, các trung tâm Mục{nl}Vụ-Giáo Lý tại Á Châu, trái với thông lệ Giáo Hội Việt Nam không được{nl}phép dự phần vào môi trường giáo dục. Cần nên nhớ rằng, kể từ buổi họp{nl}mặt đầu tiên được tổ chức ở Manila vào năm 1970 với sự tham dự của Ðức{nl}Giáo Hoàng Phaolô đệ lục, mặc dù các giám mục Việt Nam có dự phần trong{nl}các hoạt động tích cực nhưng chưa bao giờ Hội nghị được phép tổ chức{nl}tại Việt Nam.
Trong nhiều thập niên người{nl}Công Giáo Việt Nam vốn bị tách rời khỏi môi trường giáo dục mà nhà nước{nl}hoàn toàn độc quyền quản lý. Ở miền Bắc, Công Giáo hoạt động giáo dục{nl}bị cấm từ năm 1954 sau khi đảng Cộng Sản nắm hết quyền lực, tương tự ở{nl}miền Nam sau năm 1975. Vào thời bấy giờ, Công Giáo Việt Nam đã có hơn{nl}2000 cơ sở giáo dục từ mẫu giáo đến bậc cao học. Trong nhiều trường{nl}hợp, đặc biệt là ở các đô thị lớn, các giám mục kêu gọi cho phép Công{nl}Giáo được tham gia vào hệ thống giáo dục, nêu lý do rằng tình trạng{nl}hiện nay đã đến thời kỳ báo động. Họ cảnh cáo rằng con em ở Việt Nam bị{nl}tước mất quyền được chọn một nền giáo dục thích hợp, hiệu quả và chân{nl}chính. Việt Nam vừa thoát khỏi bị liệt kê vào danh sách các quốc gia bị{nl}quan tâm về vấn đề đàn áp tôn giáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và người{nl}ta đang chờ xem các vị Giám mục có lên tiếng gì về vấn đề này trong hội{nl}nghị sắp tới tại Hà Nội hay không.(SBTN)