Tin{nl}tổng hợp - Hôm qua SB-TN có loan tin một hội nghị về biển Ðông do Việt{nl}Nam chủ tọa, sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11 tại Hà Nội. Trước đây đã{nl}có một số hội thảo về biển đông ở trong nước, nhưng đây là hội nghị đầu{nl}tiên có tính cách quốc tế mà Việt Nam chủ xướng. Giới chuyên gia cho{nl}rằng nó chứng tỏ nỗ lực của Hà Nội trong việc quốc tế hóa vấn đề biển{nl}đông, là khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa một số{nl}quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Trung cộng. Hội nghị{nl}Biển Ðông hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực sẽ diễn ra hai ngày{nl}26 và 27 tháng 11.
Ngay lập tức hôm nay Ðại{nl}sứ Trung Cộng ở khối ASEAN cho biết rằng những vụ tranh chấp lãnh thổ{nl}đối với những hòn đảo trong vùng biển Nam Trung Cộng sẽ là điều mà Bắc{nl}Kinh không bàn tới. Bà này nói đề tài này cũng sẽ không nằm trong nghị{nl}trình thảo luận khi các nhà lãnh đạo Trung Cộng tham dự hội nghị thượng{nl}đỉnh ASEAN ở Thái Lan hay bất cứ hội nghị nào khác. Trung Cộng cho rằng{nl}những vụ tranh chấp ở biển Nam Trung Cộng, mà Việt Nam gọi là Biển{nl}Ðông, là những vấn đề song phương chứ không phải đa phương. Bà Tiết Hãn{nl}Cần Ðại sứ Trung Cộng tại Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á tức ASEAN,{nl}khẳng định lập trường của Trung Cộng là những vụ tranh chấp ở biển Nam{nl}Trung Cộng, mà Việt Nam gọi là Biển Ðông, là những vấn đề song phương{nl}chứ không phải đa phương. Theo lời bà thì Trung Cộng tin rằng vụ tranh{nl}chấp này là vấn đề giữa Trung Cộng với riêng các nước ven biển Nam{nl}Trung Cộng, chứ không phải là một vấn đề giữa Trung Cộng với ASEAN. Vì{nl}vậy mà chính phủ Trung Cộng muốn giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ{nl}thông qua những cuộc thương thuyết song phương.
Bên{nl}cạnh Trung Cộng, còn có các nước Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân, Ðài Loan{nl}và Việt Nam đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ đối với quần đảo{nl}Spratlys. Nhóm đảo này Việt Nam gọi là Trường Sa và Trung Cộng gọi là{nl}Nam Sa. Brunei, Mã Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam là thành viên của khối{nl}ASEAN và họ muốn tiến hành các cuộc đàm phán đa phương về vấn đề này.{nl}Ðại sứ của Trung Cộng đã đề cập tới một tuyên bố mà Trung Cộng đã ký{nl}với ASEAN năm 2002 và nói rằng thỏa thuận này có ích cho việc xây dựng{nl}sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Cộng và ASEAN đối với vấn đề biển Nam{nl}Trung Cộng. Bà nói thêm rằng Trung Cộng sẵn sàng bắt đầu đàm phán và{nl}hợp tác với các nước dựa theo khuôn khổ của tuyên bố này.(SBTN) {nl}{nl}