Tin{nl}Paris - Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF từ Paris vừa phổ biến{nl}bản xếp hạng về tự do báo chí trên toàn cầu năm 2009, trong đó Việt Nam{nl}xếp thứ 166 trong 175 quốc gia trên thế giới Trong số 10 quốc gia đứng{nl}cuối bản, bị xem là kẻ thù của truyền thông báo chí và internet, có 6{nl}nước Châu Á, riêng Việt Nam thì xếp thứ 166 trên 175 quốc gia liệt kê{nl}trong danh sách. Theo đánh giá của RSF, các quốc gia không có tự do báo{nl}chí, hạn chế quyền tự do ngôn luận, che dấu sự thật, ngăn cản nhà báo{nl}hành nghề, bỏ tù hay ám hại những người cầm bút, xét thấy bất lợi cho{nl}chế độ cầm quyền phi dân chủ, quân phiệt độc đoán, gồm những nước thống{nl}trị bằng bạo lực, thường xuyên xảy ra xung đột quân sự, chiến tranh kéo{nl}dài hay dung dưỡng tệ nạn tham nhũng, hậu quả hiển nhiên là ở những{nl}nước đó quyền làm người bị xâm phạm, chính quyền khóa miệng đối lập,{nl}bắt bớ sách nhiễu những tiếng nói đấu tranh ôn hòa cho dân chủ và nhân{nl}quyền. {nl}{nl}{nl}
Trong bản xếp hạng vừa được phổ biến,{nl}3 nước luôn đứng chót là Bắc Hàn, Miến Ðiện và Lào do những thành tích{nl}như kiểm duyệt báo chí gắt gao, không cho phép tư nhân hoạt động trong{nl}ngành truyền thông đại chúng, giam nhốt ám hại bất cứ ai muốn nói lên{nl}sự thật một cách công khai. Khi giải thích về việc Hà Nội xếp hạng 166{nl}trên tổng số 175 quốc gia được khảo sát năm nay, ông Vincent Brossel là{nl}Giám Ðốc Ðiều Hành RSF đặc trách Châu Á cho biết gần đây nhà nước Cộng{nl}sản Việt Nam là một chế độ cầm quyền độc đảng, đã gia tăng bắt bớ, xử{nl}phạt tù nhiều nhà báo, bloggers, những nhà hoạt động cho dân chủ, những{nl}cây bút tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận.
Ông{nl}Brossel cũng cho rằng Hà Nội đàn áp mạnh mẽ những đối tượng công khai{nl}phê phán sự nhượng bộ mà Việt Nam dành cho Bắc Kinh về vấn đề lãnh thổ{nl}lãnh hải, khai thác bauxite. Vẫn theo ông thì nhà nước Cộng sản Việt{nl}Nam thường xuyên kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện truyền thông, bưng{nl}bít sự thật, lọc lựa các nguồn thông tin mà họ chỉ muốn cho người dân{nl}nghe và biết, không chấp nhận báo chí tư nhân độc lập, cắt xén những{nl}vần đề bén nhạy, ngại làm phật lòng láng giềng khổng lồ phía Bắc. Góp ý{nl}về thành tích của Việt Nam trong việc đối xử với nhà báo, blogger,{nl}người viết bài trên internet và các tiếng nói dân chủ, một cây bút độc{nl}lập ở Hà Nội nhấn mạnh: Nói về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam thì tất{nl}cả mọi người đều biết rằng là Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn{nl}Dũng ký chỉ thị là không có báo chí tư nhân, cho nên vấn đề báo chí tư{nl}nhân ở Việt Nam là không có, còn những ký giả tự do thì sẽ được cơ quan{nl}an ninh hỏi thăm ngay bởi vì nói thật ra làm gì có tự do.
Từ{nl}Paris, ông Benoit Hervieu cũng nhắc lại là qua đánh giá và đúc kết của{nl}RSF thì năm rồi Việt Nam cũng nằm trong danh sách 12 kẻ thù nguy hiểm{nl}nhất của internet. Trong bản xếp hạng tự do báo chí năm ngoái do RSF{nl}đúc kết, Hà Nội xếp thứ 168 trên 173 quốc gia được liệt kê. Ðược biết{nl}các nước Châu Á xếp hạng cao và trung bình trong danh sách của RSF gồm{nl}có Nhật Bản thứ 17, Ðài Loan hạng 59 và Nam Hàn thứ 69. Sáu nước Châu Á{nl}xếp cuối bảng là Cam Bốt thứ 117, Việt Nam 166, Trung Cộng hạng 168,{nl}Lào hạng 169, Miến Ðiện hạng 171 và Bắc Hàn hạng 174.(SBTN) {nl}{nl}