Tin Hà Nội - Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong một hành động{nl}bất ngờ sau nhiều tuần lễ yên lặng, hôm nay đã triệu hồi đại sứ Trung{nl}cộng tại Việt Nam và trao công hàm phản đối việc nhân viên vũ trang{nl}nước này có những hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam, theo{nl}lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cộng sản Nguyễn Phương Nga cho biết.{nl}Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam viết rằng chiều hôm nay Bộ Ngoại giao{nl}đã trao công hàm cho Ðại sứ Trung Cộng tại Việt Nam để phản đối việc{nl}nhân viên vũ trang Trung Cộng có những hành động vô nhân đạo đối với{nl}ngư dân Việt Nam vào tránh bão tại đảo Phú Lâm mà ngư dân Việt Nam{nl}thường gọi là đảo Trụ Cẩu, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị{nl}phía Trung Cộng chiếm giữ.
Trong công hàm, Bộ{nl}Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Cộng khẩn cấp điều tra làm rõ{nl}vụ việc, xử phạt nghiêm những nhân viên vũ trang có hành động đối xử{nl}thô bạo với ngư dân Việt Nam, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại{nl}cho ngư dân Việt Nam, đồng thời có các biện pháp ngăn chặn không để{nl}những hành vi tương tự tái diễn. Cuối tháng 9 vừa qua, 16 tàu cá của{nl}ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã bị nhân viên vũ trang của Trung Cộng nổ súng{nl}ngăn chặn không cho vào đảo Hoàng Sa tránh bão số 9. Sau khi bão tan,{nl}lực lượng vũ trang này còn đánh đập thu giữ tài sản và máy móc của ngư{nl}dân Việt Nam. Việc này đã gây nên một làn sóng phẫn nộ của người dân{nl}trong nước, và các lãnh tụ Cộng sản đã im bặt trong những ngày qua kể{nl}cả khi Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ Thủ tướng{nl}Trung cộng Ôn Gia Bảo cũng không có một lời phản đối dù chỉ là lấy lệ.
Trước{nl}đó chỉ có Chủ tịch Hội Nghề Cá Việt Nam là lên tiếng phản đối và yêu{nl}cầu phía Trung Cộng bồi thường thiệt hại, cùng với tỉnh Quảng Ngãi đã{nl}gửi văn bản chính thức về vụ việc ngư dân bị phía Trung Cộng ngược đãi,{nl}kiến nghị Bộ Ngoại giao có giải pháp can thiệp. Vào sáng nay Chủ tịch{nl}Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết tỉnh này vẫn thường xuyên{nl}tuyên truyền cảnh báo với người dân để biết rõ tin tức về thời tiết mỗi{nl}khi đánh cá trên biển. Hiện nay, Quảng Ngãi đang tính tới phương án{nl}phải trang bị phương tiện tân tiến hơn để ngư dân có thể liên lạc trong{nl}trường hợp khẩn cấp. Quan trọng nhất là ngư dân có thể liên lạc thường{nl}xuyên được với đất liền, với cơ quan chức năng để kịp thời biết rõ tình{nl}hình, tìm được nơi trú bão an toàn.
Cho đến{nl}nay Hà Nội chỉ có ra lệnh cho các ngư dân là phải thành lập các tổ, các{nl}hợp tác xã đánh cá để người dân đi thành từng nhóm, hỗ trợ lẫn nhau khi{nl}đánh bắt cá trên biển, nhưng không có cách nào để bảo vệ họ trước những{nl}vụ tàu của Trung cộng đâm chìm, hay khi bị bão dạt vào khu vực Hoàng Sa{nl}của Việt Nam thì lại bị phía Trung cộng bắt giữ làm con tin, đòi tiền{nl}chuộc rồi mới thả người ra về. Trong thời gian qua nhiều ngư dân vì lo{nl}ngại đã bán cả tàu hoặc không dám ra khơi để đánh cá nữa, nhất là trong{nl}giai đoạn Trung cộng cấm không cho đánh cá ở ngoài khơi trong vùng biển{nl}Hoàng Sa, hoặc còn nếu không thì phải đi xa hơn về phía Trường Sa mới{nl}có thể hoạt động được. Nhà nước cũng chẳng có biện pháp gì để hỗ trợ gì{nl}cho những ngư dân bị thiệt hại, cho dù việc này ảnh hưởng rất nhiều đến{nl}sản xuất và đến đời sống của ngư dân ở miền Trung hiện nay.(SBTN)
{nl}{nl}