Tin{nl}Hoa Thịnh Ðốn - Kể từ tháng 2 năm 2010, đạo luật cải thiện tính an toàn{nl}cho sản phẩm tiêu dùng CPSIA bắt đầu có hiệu lực tại Hoa Kỳ. Luật này{nl}chi phối nhiều mặt hàng thiết thực trong đời sống mà nước Mỹ nhập cảng{nl}từ nước ngoài. Ðối với ngành hàng xuất cảng từ Việt Nam, sản phẩm may{nl}mặc và giày dép muốn vào thị trường Mỹ sẽ phải có chứng chỉ kiểm tra{nl}khắt khe. Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Da Giày Việt Nam kiêm Phó Chủ Tịch Hội{nl}Dệt May Thêu Ðan Saigon cho biết sau khi nghiên cứu đạo luật này, Hoa{nl}Kỳ đã cấm sản phẩm có thể tự bốc cháy hoặc cháy khó dập tắt. Thứ hai là{nl}các hóa chất cấm, sản phẩm cho trẻ em không được có hàm lượng chì vượt{nl}mức qui định, hay các phụ liệu không được có chất mạ nikel hay chrome.
Sản{nl}phẩm dành cho trẻ em còn phải hội đủ một số yếu tố, như không có sắc{nl}cạnh làm tổn thương trẻ em, hoặc sản phẩm không thể tự rời ra mà trẻ em{nl}có thể nuốt. Sản phẩm nhựa dùng cho đồ chơi hay nút dành cho dệt may{nl}cũng phải bảo đảm một số yêu cầu về công nghệ chế tạo, ngay cả loại sơn{nl}được dùng trong đó.
Nói tóm lại đây là một{nl}đạo luật có rất nhiều chi tiết, mà hầu như nó tác động đến tất cả mọi{nl}sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm người ta dùng thường{nl}xuyên có liên hệ đến con người là quần áo và giày dép. Tại Việt Nam,{nl}các doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam vẫn chưa có chuẩn bị cho{nl}việc này. Hiệp hội Dệt May và Da Giày đã tổ chức để một số doanh nghiệp{nl}hiểu biết về vấn đề, cùng với những buổi hội thảo để các doanh nghiệp{nl}hiểu cách làm đối với hai thị trường này, đặc biệt đối với thị trường{nl}Mỹ.
Thật ra những việc này từ mấy năm trước,{nl}một số thương hiệu lớn như Nike, Adidas hay Columbia, JC Penney cũng đã{nl}đặt ra rồi, dựa vào yêu cầu của Hội người tiêu dùng Hoa Kỳ, dựa vào{nl}những luật trước đây của Hoa Kỳ và dựa vào chính yêu cầu bản thân{nl}thương hiệu. Nay với sự ra đời của luật này thì tất cả vấn đề này trở{nl}thành chính thức và các thương hiệu không cần đặt ra yêu cầu nào hết,{nl}luật đã chi phối hầu hết.
Các doanh nghiệp{nl}Việt Nam thì chưa quen việc phải kiểm tra sản phẩm qua một số tổ chức{nl}có uy tín do khách hàng chỉ định. Tuy nhiên với đạo luật này thì các{nl}qui định sẽ trở nên khắt khe hơn, và chính vì vậy sẽ phát sinh một số{nl}chi phí đặc biệt là chi phí trong quá trình kiểm nghiệm sản phẩm. Tình{nl}hình như thế được cho là không thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam,{nl}đạo luật này ra đời cùng lúc với cuộc khủng hoảng kinh tế, theo đó mức{nl}tiêu thụ thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn.
Thêm{nl}vào đó là các đơn hàng doanh nghiệp tiếp nhận ngày càng nhỏ lại, chính{nl}vì vậy nó đang trở thành một khoản chi phí mà các doanh nghiệp phải đối{nl}phó. Theo sự khảo sát cho thấy có những đơn hàng khoản chi phí này{nl}chiếm 1.5% đến 2% tổng giá thành. Ðối với những doanh nghiệp nào tự ra{nl}mẫu mã, tự tìm nguyên liệu để sản xuất thì họ sẽ càng gặp khó khăn. Còn{nl}đối với những doanh nghiệp sản xuất theo nhóm thí dụ Nike, Adidas hoặc{nl}nhóm một số thương hiệu lớn, thì người ta có điều kiện tìm những nhà{nl}sản xuất nguyên phụ liệu đảm bảo được những yêu cầu đó dù chi phí sẽ{nl}rất cao.(SBTN)
{nl}{nl}