Tin{nl}Kuala Lumpur - Hai tàu chiến của Hải quân Cộng sản Việt Nam lần đầu{nl}tiên ghé thăm Mã Lai trong hoạt động tăng cường quan hệ giữa hải quân{nl}hai nước. Thông tấn xã Việt Nam cho hay hai tàu HQ-375 và HQ-376 cùng{nl}hơn 90 sỹ quan và chiến sỹ Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân Nhân dân Việt Nam{nl}đã thăm hữu nghị Mã Lai từ ngày 14 đến 17 tháng 10. Trong thời gian ở{nl}thăm nước này, các sỹ quan và thủy thủ hai tàu đã chào xã giao Bộ tư{nl}lệnh Hải quân Hoàng gia Mã Lai, tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Tư lệnh Lực{nl}lượng Thực thi An ninh biển Miền Ðông tại Kuantan, thủ phủ tỉnh Pahang.{nl}Theo bản tin này các sỹ quan và thủy thủ Việt Nam cũng đã có các buổi{nl}thăm các tàu chiến và những hoạt động trao đổi văn hóa, thể thao với{nl}Hải quân Mã Lai.
Ðược biết hai tàu HQ-375 và{nl}HQ-376 là tàu phóng hỏa tiễn hạng Molniya thuộc loại khá tân tiến của{nl}Hải quân Cộng sản Việt Nam. Hai tàu này mua của Nga và có mặt tại Việt{nl}Nam từ năm 1999. Việt Nam cũng đã mua bản quyền để đóng loại tàu này{nl}trong nước. Tàu hỏa tiễn loại này được sử dụng để tác chiến tại các{nl}vùng cửa biển và ven bờ. Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí tân tiến{nl}với các máy móc trinh sát và truyền tin, các hệ thống radar trinh sát{nl}và kiểm soát bắn. Tàu phóng hỏa tiễn hạng Molniya có trang bị hệ thống{nl}hỏa tiễn chống tàu với giàn phóng 16 hỏa tiễn Ural. Tầm hoạt động của{nl}tàu là 2400 hải lý, có thể hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày.{nl}Hải quân Việt Nam đang trên đường canh tân, Cộng sản Việt Nam cũng loan{nl}báo việc thành lập vùng 2 Hải quân để bảo vệ chủ quyền thềm lục địa{nl}phía nam, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế giáp Trường Sa.
Những{nl}chuyên gia cho rằng nếu so với những hải quân các nước trong khu vực,{nl}hải quân Việt Nam vẫn còn thua kém với hơn 50 chiến hạm cỡ nhỏ và vài{nl}trăm tàu xuồng. Hà Nội cũng đã bắt đầu thành lập Không quân trực thuộc{nl}Hải quân, nhất là trong bối cảnh hải quân Trung cộng đang hoạt động{nl}ngày càng mạnh bạo. Hồi tháng 5 năm nay, Cộng sản Việt Nam và Mã Lai đã{nl}gởi một hồ sơ chung và trình bày trước Liên Hiệp Quốc về ranh giới thềm{nl}lục địa vượt quá 200 hải lý ở khu vực phía nam biển đông. Ðơn chung của{nl}hai nước đã bị Trung cộng phản đối.(SBTN) {nl}{nl}