Tin{nl}Thừa Thiên - Trong những ngày vừa qua giáo dân Loan Lý đã dọn dẹp, san{nl}lấp khu đất sau nhà thờ giáo xứ làm chỗ cho thiếu nhi học giáo lý, sau{nl}khi ngôi trường giáo lý của giáo xứ bị nhà cầm quyền cưỡng chiếm tháng{nl}trước. Dưới dự chỉ đạo trực tiếp của Huỳnh Ðức Hải, Phó Chủ tịch thị{nl}trấn Lăng Cô, các nhân viên ủy ban Nhân dân, cảnh sát, dân phòng, kiểm{nl}lâm huyện Phú Lộc và hàng chục người khác đã đe doạ và ngăn cản giáo{nl}dân đang làm việc trên phần đất của giáo xứ. Hơn nữa nhà cầm quyền còn{nl}chỉ đạo hơn 30 người mang cọc bê tông, vượt hàng rào ngăn cách giáo xứ{nl}với khách sạn Hương Giang, sang đóng trên phần đất của giáo xứ, mạo{nl}nhận rằng phần đất này của một cán bộ thị trấn Lăng Cô.
Viên{nl}Ðại uý Nguyễn Tiến Dũng đã xông vào đòi đánh một giáo dân tên Thành và{nl}một số phụ nữ khi những người này đang cố gắng ngăn chặn hành vi xâm{nl}chiếm ngang ngược và bất hợp pháp của các quan tham. Cũng chính viên{nl}đại uý Phó Trưởng Công an Thị trấn Lăng Cô trên đây là người đã ra tay{nl}đánh người đêm 13 rạng ngày 14 tháng 9 khi những người này ngăn cản bạo{nl}quyền cướp trường giáo lý của giáo xứ. Tưởng cũng nên biết khách sạn{nl}Hương Giang là cơ sở kinh doanh của một viên chức đầu tỉnh Thừa{nl}Thiên-Huế, và phần đất của giáo xứ cạnh khách sạn đã một lần bị chiếm{nl}dụng bất thành trước sự phản đối kịch liệt của giáo dân và cha xứ Loan{nl}Lý khi đó. Trước sự phản ứng quyết liệt bằng những lý lẽ thuyết phục{nl}của giáo dân, các cán bộ không thực hiện được hành vi chiếm đất của{nl}mình. Họ rút các lực lượng về ngụ tại mấy căn nhà phía khách sạn Hương{nl}Giang, sát đài Ðức Mẹ của giáo xứ.
Tuy nhiên{nl}các cán bộ đã chuẩn bị cọc bê tông, lưới B40 và rất nhiều cây bạch đàn.{nl}Cùng với các lực lượng bạo lực và quần chúng tự phát là các phóng viên{nl}đài truyền hình tỉnh Thừa Thiên-Huế vẫn đang túc trực gần hiện trường.{nl}Xem ra nhà cầm quyền đã sẵn sàng đổ bộ sang phần đất của giáo xứ đóng{nl}cọc, trồng cây và rào lại bằng lưới B40. Một khi giáo dân ngăn cản sẽ{nl}bị quy chụp tội xâm nhập, phá cây, lấn đất của người khác, biến nạn{nl}nhân thành tội nhân. Hai ngày hai đêm qua giáo dân Loan Lý vẫn đang{nl}thay nhau canh giữ khu đất của giáo xứ trước sự rình rập xâm chiếm của{nl}nhà cầm quyền địa phương. Trong khi đó tại Quảng Bình, nhà cầm quyền{nl}tại đây vẫn tiếp tục công trình tháo dỡ tượng Ðức Mẹ ở họ giáo Bàu Sen,{nl}xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, thuộc giáo xứ Chày, giáo phận Vinh.{nl}Trong 3 ngày qua nhà cầm quyền đưa máy móc cơ giới về tập kết ở chân{nl}lèn đá nơi có tượng Ðức Mẹ đang tại vị.
Hôm qua{nl}nhà cầm quyền tiếp tục huy động thêm các xe cơ giới chở đất đá để làm{nl}con đường băng qua nghĩa trang tiến đến đồi đá nơi có tượng Ðức Mẹ dựng{nl}tại đây. Tượng này được giáo dân Bàu Sen đặt lên từ tháng 3 năm ngoái.{nl}Tháng 9 năm nay huyện Bố Trạch ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ, di dời{nl}tượng Ðức Mẹ dựng trái phép, bất chấp sự phản đối của giáo dân.
Vào{nl}cuối tháng qua nhà nước đã tiến hành làm đường cho xe cơ giới vào hạ{nl}tượng Ðức Mẹ, song khi đang thực hiện thì phải đình chỉ vì bão số 9{nl}hoành hành ở khu vực này. Kinh phí cho việc cưỡng chế, tháo dỡ, di dời{nl}này lên đến 1 tỷ 200 triệu đồng, trong khi người dân không có miếng ăn{nl}sau cơn bão.(SBTN)
{nl}{nl}