Tin Hà Nội - Trong lúc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hoàn toàn{nl}im lặng không dám hó hé phản đối trước tin binh sĩ Trung cộng đánh đập{nl}cướp bóc ngư dân Việt Nam ghé vào đảo Hoàng Sa để tránh bão số 9, hôm{nl}qua Hội Nghề cá Việt Nam đã lên tiếng kịch liệt phản đối và yêu cầu{nl}Chính phủ Trung Cộng chỉ đạo các lực lượng của mình chấm dứt ngay và{nl}không lặp lại các hành động ngăn cản, cướp phá tài sản, đánh đập ngư{nl}dân Việt Nam khi họ vào đảo để tránh bão. Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt{nl}Nam cho biết Hội đã chính thức có văn bản gửi tòa Ðại sứ Trung Cộng tại{nl}Việt Nam về việc ngư dân tại Quảng Ngãi gặp nạn khi vào trú bão tại đảo{nl}Trụ Cẩu, quần đảo Hoàng Sa, đã bị binh sĩ Trung Cộng đánh đập và tịch{nl}thu tài sản. Trưa ngày 28 tháng 9, bão số 9 đã ảnh hưởng trực tiếp đến{nl}quần đảo Hoàng Sa.
16 tàu đánh cá của ngư dân{nl}Quảng Ngãi đang hoạt động ở gần đó đa? chạy vào đảo Trụ Cẩu để tránh{nl}bão nhưng bị các lực lượng của Trung Cộng đứng trên đảo nổ súng không{nl}cho vào. Ðến 3 giờ chiều cùng ngày, sóng gió mạnh lên cấp 12, nếu không{nl}vào đảo, tàu sẽ bị đánh chìm và tính mạng sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, ngư{nl}dân Quảng Ngãi quyết định chạy vào để tránh bão. Lúc này, trong khu vực{nl}đảo Trụ Cẩu đã có rất nhiều tàu đánh cá của ngư dân Trung Cộng cũng{nl}đang tránh bão từ trước đó. Trung cộng đã để cho những tàu khác như từ{nl}Hong Kong, Phi Luật Tân hay Nam Dương tránh bão mà không gặp trở ngại,{nl}nhưng lại đối xử một cách tệ hại với những ngư dân từ Việt Nam cho thấy{nl}rõ sự kỳ thị đối với người Việt bất chấp luật lệ quốc tế.
Những{nl}ngư dân kể lại rằng sau khi bão tan, tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam{nl}chuẩn bị rời đảo thì bị chiếc tàu lớn của Trung Cộng có số hiệu 1312{nl}chặn lại. 3 chiếc ca-nô tiến lại tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam,{nl}trong đó có 1 binh sĩ quân phục rằn ri và cầm súng hỗ trợ cho những{nl}người khác mặc quần đùi, áo phao, tay cầm dao, búa xà beng lên tàu và{nl}ra lệnh cho ngư dân Việt Nam qua 1 phiên dịch tiếng Việt, đưa hai tay{nl}ra sau gáy, và tập trung ở boong tàu. Sau khi quay phim, chụp ảnh xong,{nl}những người này bắt đầu lục soát, lấy đi tất cả các máy móc liên lạc,{nl}đập phá các máy móc còn lại, ngư cụ khai thác; lấy tất cả các tư trang{nl}cá nhân có giá tr? như điện thoại di động, đồng hồ, dây chuyền; ném tất{nl}cả xoong, nồi, đổ bỏ lương thực, thực phẩm xuống biển, lấy đi tất cả{nl}các sản phẩm thủy sản có giá trị. Không những thế, họ còn đánh đập dã{nl}man những thuyền trưởng hoặc ngư dân mà họ cho rằng không khai báo{nl}thành thật. Tất cả các tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi trú bão tại{nl}đảo Trụ Cẩu đều bị lục soát, đập phá và cướp tài sản như vậy, gồm 3 tàu{nl}tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và 13 tàu của huyện đảo Lý Sơn.
Trước{nl}sự việc này, Hội Nghề cá Việt Nam là tổ chức duy nhất ở Việt Nam đã lên{nl}tiếng kịch liệt phản đối những hành động này, trong khi bộ Ngoại giao{nl}và nhà nước Cộng sản Việt Nam im thin thít không dám ngỏ lời. Hội Nghề{nl}cá đã yêu cầu Trung Cộng chỉ đạo các lực lượng của mình chấm dứt ngay{nl}và không lặp lại các hành động ngăn cản, cướp phá tài sản, đánh đập ngư{nl}dân Việt Nam khi họ vào đảo để tránh bão. Ðồng thời hội này còn đòi hỏi{nl}Trung cộng phải bồi thường những thiệt hại mà phía Trung Cộng gây ra.{nl}Hội cho biết văn bản sẽ được gửi cho Ðại sứ Trung cộng tại Việt Nam,{nl}một văn bản khác gửi cho Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan chức năng{nl}liên quan của Việt Nam, với nội dung tương tự, và đề nghị nhà nước Cộng{nl}sản Việt Nam phải bàn bạc với phía Trung Cộng để khi có bão gió để ngư{nl}dân được vào trú tránh an toàn, đảm bảo tài sản, tính mạng của ngư dân,{nl}không gây khó khăn cho ngư dân trong lúc gặp gão hay tai nạn trên biển,{nl}dựa theo luật pháp về ngoại giao và luật lệ quốc tế về biển.(SBTN)
{nl}{nl}