Tin Tứ Xuyên - Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm qua{nl}đã đến tham dự hội chợ triển lãm quốc tế lần thứ 10 diễn ra tại Thành{nl}Ðô, Trung Cộng. Hội chợ này do phòng thương mại và công nghiệp Việt nam{nl}phối họp với Uỷ ban xúc tiến mậu dịch quốc tế tỉnh Tứ Xuyên tổ chức.{nl}Theo tuyên bố của ban tổ chức, Hội chợ nhằm nâng cao tinh thần hợp tác{nl}hữu nghị tập trung vào những nền công nghiệp như cao su, khoáng sản,{nl}điện, du lịch sản xuất và lắp ráp cơ khí, xe hơi.
Hội chợ triển lãm{nl}cũng tổ chức các diễn đàn hợp tác kinh tế có quy mô lớn giữa Việt Nam{nl}và tỉnh Tứ Xuyên, và theo các giới chức hai nước thì diễn đàn này sẽ là{nl}nơi thuận tiện để hai phía hợp tác hữu hiệu hơn. Phát biều tại diễn{nl}đàn, Nguyễn Tấn Dũng đã ca tụng vai trò đối tác to lớn của Trung Cộng{nl}và tuy trong điều kiện khó khăn do suy giảm kinh tế hiện nay thương mại{nl}hai chiều vẫn đạt được trên 12 tỷ đô la trong tám tháng vừa qua. Cộng{nl}sản Việt Nam cũng cho rằng con số này chưa nói lên được tiềm năng kinh{nl}tế mà hai nước mong muốn đạt được.{nl}{nl}{nl}
Trước đó{nl}Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với bí thư tỉnh uỷ Tứ xuyên là ông Lưu{nl}Kỳ Bảo. Hai bên chứng kiến các buổi ký kết thương mại giữa tỉnh Tứ{nl}Xuyên và Việt Nam. Cho đến nay Nguyễn Tấn Dũng đã không lên tiếng gì về{nl}việc lính Trung cộng lục soát và lấy hết tài sản của ngư dân Việt Nam{nl}khi đi trốn bão tại Hoàng Sa. Ðã gần 2 tuần kể từ khi cơn bão số 9 tràn{nl}qua Việt Nam, và hơn 1 tuần kể từ khi trở về nhà từ nơi trú bão là quần{nl}đảo Hoàng sa.
Một ngư dân kể lại khi nghe có{nl}tin bão thì tốc độ của bão đi thì qua nhanh, họ chạy vào Quảng Ngãi{nl}không kịp nên họ mới tránh vào Hoàng Sa là gần nhất trên tuyến đường{nl}của mình, dù biết vùng đảo Hoàng Sa là của Việt Nam nhưng hiện nay bị{nl}Trung cộng chiếm đóng, họ vẫn vào vì lý do khi có bão thì nước nào cũng{nl}đều cho phép, và đó là luật quốc tế. Người này cho biết có 13 tàu thuộc{nl}huyện Lý Sơn và 4 tàu của huyện Bình Sơn vào tránh bão. Ông kể lúc họ{nl}vào thì bão chưa đến, khi chạy vào đến cảng thì hải quân Trung cộng bắn{nl}đạn báo hiệu cấm không cho vào. Thấy bắn súng đạn màu thì họ ngừng lại,{nl}nhưng đến chiều thì Trung cộng cho họ vào. Các tàu Quảng Ngãi vào tránh{nl}bão tại quần đảo Hoàng sa vào ngày 27 tháng 9 và ở lại đó cho đến ngày{nl}30 tháng 9, khi bão đã tan. Lúc này các tàu được phía Trung Cộng cho ra{nl}nhưng lại bị quân lính Trung Cộng kiểm tra và lấy đi những dụng cụ đi{nl}biển, máy móc liên lạc như máy tầm ngư, la bàn chúng lấy hết.
Ông{nl}cũng cho biết một số người cố gắng giấu một vài món đồ, nhưng khi bị{nl}quân Trung Cộng phát hiện thì họ đã bị đánh đập. Những người có đêo dây{nl}chuyên hay nhẫn thì cũng bị dọa phải tháo ra và nộp lại. Một chủ tàu{nl}khác cũng là người bị hành hung và cũng bị lấy hết đồ đạc thì kể lại{nl}rằng bão tan, chúng nó ra bóp cổ rồi lấy hết máy móc, chỉ để lại nước{nl}uống và gạo rồi đuổi về. Các ngư dân cuối cùng cũng đã trở về nhà an{nl}toàn vào hôm mùng 6 tháng 10. Các chủ tàu cũng đã bắt đầu gửi đơn đến{nl}các cơ quan chức năng của địa phương để xin trợ giúp. Báo đài địa{nl}phương, trung ương cũng tìm về phỏng vấn các ngư dân nhưng cho đền giờ{nl}họ vẫn chưa nhận được bất cứ trợ giúp cụ thể nào từ phía nhà nước Cộng{nl}sản Việt Nam.(SBTN)
{nl}{nl}