Tin{nl}Brussels - Ủy hội Âu châu vừa đưa ra đề nghị sẽ tiếp tục điều tra và{nl}trừng phạt các công ty nhập cảng giầy da từ Việt Nam và Trung cộng thêm{nl}15 tháng. Bản tin mới nhất từ Âu châu trích từ những tài liệu nội bộ{nl}cho thấy Ủy hội Âu châu đã đưa ra đề nghị là sẽ gia hạn lệnh trừng phạt{nl}này, dựa trên những thống kê chính thức cho thấy Việt Nam và Trung cộng{nl}đã bán ra những sản phẩm này dưới giá vốn.
Lệnh{nl}trừng phạt bán phá giá đầu tiên đối với các sản phẩm giày da của Việt{nl}Nam và Trung cộng đã được ban hành từ tháng 10 năm 2006, và làm cho{nl}những nhà sản xuất ở hai quốc gia nói trên bị thiệt hại hàng trăm triệu{nl}Euro. Trên nguyên tắc thì thuế phá giá này sẽ chấm dứt vào cuối năm{nl}nay, nhưng nay đang được đề nghị sẽ gia hạn thêm. Bản đề nghị viết rằng{nl}ngành sản xuất giày da tại Âu châu sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi nếu{nl}cạnh tranh với những hàng nhập cảng từ Việt Nam và Trung cộng với giá{nl}như hiện nay. Ðề nghị này sẽ phải được thông qua bởi 27 quốc gia thành{nl}viên trước khi chính thức được gia hạn, và cho đến nay vẫn còn những{nl}tranh cãi trong nội bộ của tổ chức này.
Những{nl}quốc gia miền bắc thường tỏ ra rộng lượng hơn đối với việc chống phá{nl}giá, trong khi những quốc gia miền Nam thì lo ngại là hàng giá rẻ từ Á{nl}châu sẽ gây trở ngại cho những công ty sản xuất trong nước. Những hãng{nl}lớn như Adidas và Puma cũng phản đối việc gia hạn thuế phá giá vì họ{nl}sản xuất hàng loạt tại Á châu. Hiện giày nhập cảng từ Trung cộng phải{nl}trả thêm 16.5% tiền thuế, trong khi giày từ Việt Nam phải trả thêm 10%.{nl}Thống kê cho thấy giày nhập cảng từ hai nước nói trên chiếm 30% thị{nl}trường trên toàn cõi Âu châu.(SBTN){nl}{nl}