Tin{nl}An Giang - Trong khi đó những tin tức cho thấy tình trạng Suy thoái{nl}kinh tế đưa tới việc những người ngành sản xuất cá tra và cá basa xuất{nl}cảng, hàng chục ngàn người sẽ phải chuyển nghề mặc dù năm nay trị giá{nl}xuất cảng cá tra có thể đạt 1.3 tỷ 300 mỹ kim đóng góp cho kim ngạch{nl}chung, nhưng các quan sát viên cho rằng thực tế đây là tiền nông dân{nl}vay ngân hàng, cầm thế sổ đỏ đất đai nhà ở, còn họ vẫn lỗ nặng trong{nl}ngành này. Chủ Tịch Hội Nghề Nuôi và Chế Biến Thủy Sản tỉnh An Giang{nl}Phạm Văn Danh cho biết ngành nuôi cá tra của tỉnh An Giang nói riêng,{nl}đồng bằng sông Cửu Long nói chung, cũng bị ảnh hưởng bởi biến động{nl}chung của tình hình thị trường quốc tế, nên giá bán rẻ hơn giá thành.
Lý{nl}do của việc này được giải thích là do sức mua của thị trường ngoại{nl}quốc, và do sự mất giá của đồng tiền của từng khu vực. Ðương sự thú{nl}nhận rằng tình hình còn đang rất khó khăn, nhà nước trong năm nay có{nl}đưa ra chính sách kích cầu nhưng giờ này giá thu mua của các doanh{nl}nghiệp cũng chỉ giúp cho người nuôi sống qua ngày, một số người có lời{nl}nhưng mức độ có lẽ không cao như trước, hoặc là cũng cầm cự gỡ huề.
Thống{nl}kê cho thấy diện tích các ao nuôi cá tra và cá basa tại Việt Nam đã{nl}giảm tới 30% trong vòng một năm, và như vậy trong tương lai việc này sẽ{nl}tạo ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu cho những nhà xuất cảng. Thêm{nl}vào đó nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản một số là phải nhập cảng{nl}từ nước ngoài, ví dụ như bánh dầu đậu nành thì Việt Nam không đủ sức{nl}sản xuất, bột cá thì trong nước cũng đảm bảo được năm sáu chục phần{nl}trăm thôi, nên phải nhập từ các nước khác, làm cho giá nguyên liệu gia{nl}tăng.
Các chuyên gia cho rằng trong tương lai{nl}sẽ chỉ tồn tại những trang trại lớn có kỹ thuật cao, có vốn lớn, còn{nl}những người nuôi nhỏ lẻ thì có thể họ sẽ phải chuyển ngành và chuyển{nl}sang những loại cá khác như cá hô, cá rô, cá lóc để cung cấp cho nhu{nl}cầu tiêu dùng trong nước.(SBTN)
{nl}{nl}