Tin{nl}Hong Kong - Ngân hàng Standard Chartered nhận định Việt Nam đã vượt{nl}cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu một cách tương đối tốt, nhưng một số{nl}nguy cơ đang dần xuất hiện. Trong một báo cáo mới công bố, ông Tai Hui{nl}là Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á của Standard Chartered cho{nl}rằng Việt Nam đã vượt ra khỏi khủng hoảng nhờ sự hỗ trợ tích cực của{nl}chính sách tài khóa và nhu cầu trong nước điều chỉnh mạnh. Cùng với{nl}Trung Cộng, Ấn Ðộ và Nam Dương, Việt Nam là một trong số ít các quốc{nl}gia có tăng trưởng GDP không bị tác động lớn so với cùng kỳ năm trước.{nl}Ngân hàng này nâng mức dự báo tăng trưởng từ 4.2% lên 4.9% cho năm{nl}2009; và từ 5% lên 6.7% cho năm 2010. Giá cả hàng hóa có khả năng làm{nl}gia tăng thâm hụt thương mại và lạm phát trong năm 2008, nhưng tình{nl}hình năm nay không giống với những gì đã xảy ra năm 2008, Standard{nl}Chartered nhận định.
Trong năm 2008, Việt Nam{nl}cùng lúc đối mặt với hai vấn đề là thâm hụt thương mại và lạm phát tăng{nl}cao. Thâm hụt thương mại đã tăng tới 18 tỷ đô-la trong năm 2008, và lạm{nl}phát lên tới kỷ lục 28.3% vào tháng 8 năm 2008. Theo ông Tai Hui,{nl}nguyên nhân là do tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế và giá hàng hóa{nl}tăng mạnh. Ông cho rằng Việt Nam có khả năng cũng sẽ đối mặt với các{nl}vấn đề trong thời gian tới.
Thứ nhất, thâm{nl}hụt thương mại đã nới rộng trong những tháng gần đây với tỷ lệ tăng 1.5{nl}tỷ USD mỗi tháng. Kim ngạch nhập cảng máy móc và linh kiện, sản phẩm{nl}điện tử và xe hơi tăng nhanh. Với thâm hụt thương mại 9 tháng đầu năm ở{nl}mức 6.5 tỷ đô-la thì Tổng thâm hụt năm nay có thể lên tới 11 tỷ USD,{nl}Standard Chartered dự báo.
Thứ hai là dù lạm{nl}phát vẫn được kiểm soát tốt, vẫn có những lo ngại về nguy cơ giá cả{nl}hàng hóa tăng cao do chính sách nới lỏng tiền tệ. Lạm phát đã giảm{nl}xuống 2% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm trước và tăng nhẹ lên 2.4%{nl}trong tháng 9. Standard Chartered dự báo lạm phát sẽ lên mức 6.6% vào{nl}cuối năm 2009. Theo ông Tai Hui, nguy cơ giảm giá của đồng tiền Việt{nl}Nam sẽ được giảm bớt do nền kinh tế đang dần khởi sắc.
Tuy{nl}nhiên, tính linh hoạt của cán cân thanh toán trong ngắn hạn tiếp tục{nl}đặt áp lực lên tỷ giá đồng mỹ kim với đồng Việt Nam, bởi dòng tiền từ{nl}nguồn vốn FDI và kiều hối chưa đủ để giảm bớt thâm hụt thương{nl}mại.(SBTN) {nl}{nl}