Tin{nl}tổng hợp - Các nhân vật bất đồng chính kiến từ Á châu có vẻ dẫn đầu{nl}danh sách những người được đề cử cho giải Nobel hòa bình năm nay, theo{nl}các nguồn tin từ Oslo, trong đó có Hòa thượng Thích Quảng Ðộ của Giáo{nl}Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn có{nl}những người từ Trung cộng vì năm nay là năm kỷ niệm 20 năm vụ đàn áp{nl}Thiên An Môn, 50 năm thôn tính Tây Tạng và 60 năm kỷ niệm ngày Cộng sản{nl}chiếm Trung Hoa và thành lập quốc gia. Những tên tuổi được nhắc tới cho{nl}cuộc chạy đua dành giải Nobel Hòa bình năm nay gồm có nhà hoạt động{nl}nhân quyền Trung cộng Hồ Gia, Thượng nghị sĩ Colombia là ông Piedad{nl}Cordoba, chuyên gia phụ khoa Congo là Denis Mukwege, nhà vật lý học và{nl}tranh đấu nhân quyền Afghanistan là Sima Samar, lãnh tụ Hồi giáo Uighur{nl}Rebiya Kadeer, và Thái tử Ghazi Bin Muhammad Bin Talal của Jordan.
Hơn{nl}200 người được đề nghị cho giải này, kể cả Tổng thống Hoa Kỳ Barack{nl}Obama và Tổng thống Pháp Nicholas Sarkozy. Giải Nobel Hòa bình sẽ được{nl}công bố vào ngày mai thứ sáu, ủy ban giải này ở Oslo nổi tiếng với{nl}những quyết định đầy tính biểu tượng nhằm chi phối nghị trình thế giới.{nl}Năm 1989 khi xảy ra vụ đàn áp dân chủ ở Thiên An Môn, giải Nobel hòa{nl}bình được trao cho đức Ðạt Lai Lạt Ma là lãnh tụ tinh thần lưu vong của{nl}Tây Tạng. Tin tức về giải này được giữ bí mật tới giờ chót, giải Nobel{nl}hòa bình được quyết định bởi một ủy ban gồm 5 thành viên do Quốc Hội Na{nl}Uy chọn. Trong những năm qua ủy ban này không những chỉ xét đến những{nl}công lao làm trung gian cho hòa bình, mà còn trao giải cho những nỗ lực{nl}chống nghèo đói, bệnh tật và biến đổi khí hậu.
Nhiều{nl}người Việt Nam đang chờ đợi và cầu nguyện cho Hòa thượng Thích Quảng{nl}Ðộ, người đã nhiều lần liên tiếp được đề nghị giải và vào năm ngoái đã{nl}lọt vào vòng trong và là một trong 5 ứng viên cuối cùng cho giải này,{nl}nhưng giải đã được trao cho cựu Tổng thống Phần Lan là ông Mahti Assari{nl}vì những vận động hòa giải giữa các quốc gia tranh chấp của ông.(SBTN)
{nl}{nl}