Tin{nl}Hà Nội - Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hôm qua đã lên tiếng kêu gọi{nl}cứu trợ cho những đồng bào tại khu vực các tỉnh miền Trung chịu ảnh{nl}hưởng nặng nề bởi trận bão số 9 gây ra. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất{nl}là Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trước sức tàn phá nặng nề do cơn bão số 9{nl}gây ra, Hà Nội đã ra công điện khẩn để giúp đỡ các nạn nhân bão lụt,{nl}nhưng ai cũng hiểu rằng đó chỉ là trên giấy tờ, còn sự thật thì những{nl}người này chẳng mong gì được nhà nước giúp đỡ. Theo nguồn tin dự báo{nl}khí tượng thủy văn cho biết, đến cuối ngày hôm qua mực nước trên các{nl}con sông ở tỉnh Quảng Nam có thể lên tới mức cao kỷ lục của năm 1964.
Theo{nl}các cán bộ tại miền Trung, con số người thiệt mạng có thể sẽ tăng thêm{nl}trong vài ngày tới khi mực nước sông dâng cao do nước mưa từ thượng{nl}nguồn đổ xuống và sẽ gây thêm tình trạng lụt lội sau bão. Trong khi đó,{nl}Giám đốc của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam cho biết{nl}trong khi bão số 9 đổ bộ vào Việt Nam thì ngoài khơi Thái Bình Dương{nl}xuất hiện hai trận bão mới có tên Parma và Melor. Hai cơn bão này còn ở{nl}xa nên theo Trung tâm này thì còn quá sớm để có thể khẳng định là bão{nl}có vào Biển Ðông và trở thành bão số 10 hay không. Một sự kiện đáng nói{nl}là báo chí trong nước đã chỉ trích thẳng thừng đối với cơ quan dự báo{nl}khí tượng, khi cho rằng chính dự báo sai trở thành thảm họa đối với{nl}người dân miền Trung. Tại huyện Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nơi bị bão{nl}hoành hành với 18 tàu dánh cá dù đã neo đậu vào cảng vẫn bị sóng nhấn{nl}chìm, cầu cảng cá Lý Sơn cũng bị phá hủy.
Nhưng{nl}đau thương nhất là 29 ngư phủ, công dân của đảo, đi trên hai tàu đánh{nl}cá vào cách đảo 8 hải lý nhưng cho đến nay vẫn bặt vô âm tín, người ta{nl}tin rằng những người này đã chết hết rồi. Nguồn tin cho biết hai tàu{nl}này đang hoạt động trong khu vực Hoàng Sa, hay tin có bão thì tìm mọi{nl}cách để về bến, họ hy vọng bão vào Quảng Trị như dự báo của cơ quan Khí{nl}tượng Việt Nam, nhưng không ngờ bão lại đổ vào Quảng Ngãi là nơi họ đã{nl}tiến về. Ngay cả Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng nổi nóng khi tuyên bố{nl}rằng mọi người không thể chấp nhận kiểu dự báo của cơ quan khí tượng{nl}vừa rồi. Bệnh chủ quan cộng với dự báo sai đã đưa đến những hệ lụy ghê{nl}gớm. Hệ lụy đó là rất nhiều người dân cứ nghĩ bão sẽ vô Quảng Trị như{nl}dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương chứ không{nl}nghĩ bão sẽ đổ vào Quảng Ngãi.
Thế là mọi{nl}người cứ lơ là. Trên một ngàn gia đình làng Phước Thiện, đến khi bão{nl}thốc vào nhà mới chạy giạt vô trường Dạy nghề Dung Quất. Họ đi tay{nl}không còn bỏ lại tất cả, giao phó cho ông trời. Cũng vì cứ nghĩ Quảng{nl}Ngãi chỉ chịu ảnh hưởng như cơ quan khí tượng đã dự báo nên rất nhiều{nl}tàu đánh cá tìm mọi cách để chạy về Quảng Ngãi. Ai ngờ đó chính là nơi{nl}cơn bão kéo tới. Ðiều tệ hơn nữa là bão đã kết thúc lúc 2 giờ rưỡi{nl}chiều, mà bản tin của cơ quan khí tượng trên đài truyền hình Việt Nam{nl}vẫn cứ nói bão SẼ đổ bộ vào Quảng Nam và Quảng Ngãi tối nay. Một người{nl}cho biết dự báo khí tượng Việt Nam luôn luôn sai lạc, nhưng sai đến mức{nl}ấy thì không còn là dự báo nữa mà là giết người. Và trả giá cho sự sai{nl}lầm ấy, chỉ là người dân chứ không ai khác.(SBTN)
{nl}{nl}