Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sinh viên đi thăm Ðức Tổng: Cuộc Gặp Gỡ Kỳ Diệu
Trong cuộc sống có thật nhiều cuộc gặp gỡ phải không bạn? Có những{nl}cuộc gặp gỡ bạn chỉ gặp một lần rồi lãng quên, nhưng cũng có những cuộc{nl}gặp gỡ diệu kỳ bạn chẳng bao giờ có thể quên được...
Tôi{nl}gọi đó là “cuộc gặp gỡ kì diệu” bởi nó để lại những dấu ấn hoặc những{nl}kỉ niệm đậm nét và sâu sắc đến nỗi ấn tượng về nó theo bạn suốt cả cuộc{nl}đời. Hơn những thế, nó còn có thể làm thay đổi hẳn cách suy nghĩ, những{nl}định kiến sẵn có, lịch trình cuộc sống mà bạn đã sắp xếp, thậm chí cả{nl}con người bạn, tất nhiên là theo một hướng tích cực hơn, tốt đẹp hơn.{nl}Tôi chắc rằng bạn cũng đã có ít nhất một “cuộc gặp gỡ kỳ diệu”, theo{nl}cách này hay cách khác. Cuộc gặp gỡ của tôi, của chúng tôi với Ðức Tổng{nl}Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chính là một trong những “cuộc gặp gỡ kỳ{nl}diệu” như thế!
5h30 phút sáng ngày 26/9, xe ô tô du lịch{nl}bắt đầu lăn bánh đưa chúng tôi rời Hà Nội vượt hơn 100km đường dài,{nl}thẳng hướng Ðan Viện Xitô, Châu Sơn, Ninh Bình, nơi Ðức Tổng đang tĩnh{nl}tâm, nghỉ dưỡng sau một quãng thời gian dài nhiều biến cố của Giáo Hội.{nl}Ðoàn chúng tôi gồm gần 50 anh chị em trong ban điều hành của Sinh viên{nl}Công Giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội, do anh Giuse Nguyễn Tiến Ðạt – trưởng{nl}hội SVCGTGP làm trưởng đoàn.
{nl}Suốt quãng đường dài, tôi đã cố hình dung xem buổi gặp gỡ sẽ diễn ra{nl}như thế nào, trong lòng có một chút hồi hộp xen lẫn háo hức. Tham gia{nl}hội SVCG chưa lâu, tôi chưa bao giờ có dịp gặp mặt trực tiếp với Ðức{nl}Tổng, thế nên từ trước tới giờ, với tôi, cái suy nghĩ sắp được gặp mặt{nl}và hơn nữa là nói chuyện trực tiếp với Ngài được coi là “xa xỉ”, một{nl}ước mơ khó thành hiện thực. Thế mà giờ tôi lại đang trên đường tới gặp{nl}Ngài đây và cái khoảng cách càng lúc càng ngắn lại, bảo sao tôi không{nl}hồi hộp?!
{nl}Ninh Bình đã hiện ra trước mắt chúng tôi! Những dãy núi san sát, cao{nl}thấp, trập trùng mờ mờ xám khuất sau làn mây trắng mỏng tang, tương{nl}phản mạnh mẽ với màu xanh mát của cây cối và màu vàng ươm của lúa chiêm{nl}đang vào vụ nhanh chóng kéo tôi ra khỏi giấc ngủ mơ màng. Tôi khe khẽ{nl}hát theo một bài hát trong máy nghe nhạc, cuộn chân lên ghế, quay hẳn{nl}người nhìn qua cửa kính xe ngắm cảnh. Chỉ còn 3km nữa là tới nơi, ô tô{nl}dẽ vào một con đường nhỏ gồ ghề đất đá. Những ngôi nhà cao tầng, kiến{nl}trúc cầu kì hiện đại dần bị thay thế bởi những mái ngói đỏ của những{nl}ngôi nhà thấp nhỏ, đơn sơ, bao bọc xung quanh bởi cây cối, rất đậm chất{nl}đồng quê. Chị bạn ngồi cạnh tôi thốt lên: “Ở đây cũng còn nghèo nhỉ!”.{nl}Bước xuống xe, chúng tôi vươn mình hít thở bầu không khí trong lành.{nl}Thời tiết khá lý tưởng, không mưa, không nắng, gió nhè nhẹ thổi quyện{nl}lên mùi nồng nồng, ngai ngái của cỏ dại và mùi âm ẩm của mặt đất ướt,{nl}vết tích của trận mưa đêm qua. Cảm giác thật thanh bình, dễ chịu, tôi{nl}đã thôi không còn thắc mắc tại sao Ðức Tổng lại chọn đây làm nơi nghỉ{nl}dưỡng của Ngài.